5) – Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
6) – Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
7) – Hãy nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
8) Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
9) Hãy trình bày mục đích ra đời và những thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951-1973.
10) – Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?
11) – Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?
12) Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
13) Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
14) – Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.
15) – Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
16) – Hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) của nhân dân Trung Quốc.
17) – Hãy nêu hậu quả của đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đối với Trung Quốc thời kì này.
18) Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.
19) Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI
20) – Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.
5) – Để hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
– Từ năm 1945 đến năm 1949, vượt qua nhiều khó khăn, nhất là sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. Đó là:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước.
+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
+ Cải thiện đời sống nhân dân.
6) – Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
– Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã.
– Tiến hành công nghiệp hoá nhằm xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu từ lâu đời, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
7) – Hãy nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau 20 năm xây dựng đất nước (1950 – 1970), cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đó là:
– Trở thành những nước công – nông nghiệp.
– Bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
+ Trước chiến tranh, An-ba-ni là nước nghèo nhất châu Âu. Tới năm 1970, nền công nghiệp đã được xây dựng, cả nước đã được điện khí hoá.
+ Năm 1975, tổng sản phẩm công nghiệp của Bun-ga-ri tăng 55 lần so với năm 1939.
+ Vốn là nước đã có những cơ sở công nghiệp, tới lúc này Tiệp Khắc được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển, chiếm 1,7% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Mặc dù có nhiều hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Cộng hoà Dân chủ Đức đã đạt được những thành tích đáng kể, sản xuất tăng gấp 5 lần, thu nhập quốc dân tăng 4 lần so với năm 1949.
8) Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành trên cơ sở:
– Cùng mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
– Cùng chung hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
⟹ Lịch sử các nước Đông Âu đã bước sang một trang mới.
9) Hãy trình bày mục đích ra đời và những thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951-1973.
* Mục đích ra đời:
– Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) đã được thành lập.
– Mục đích thành lập: nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
* Thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 – 1973:
– Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nước thành viên đạt 10%/năm.
– Thu nhập quốc dân năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950.
– Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
10) – Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?
* Công cuộc cải tổ ở Liên Xô được diễn ra như sau:
– Tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ.
– Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:
+ Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
+ Về kinh tế: tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.
+ Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động.
* Kết quả:
– Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
– Ngày 19 – 8 – 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
– Ngày 21 – 12 – 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG).
– Ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
11) – Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào và kết quả cuối cùng ra sao?
⇒ giống câu 10
12) Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã diễn ra như thế nào?
– Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác.
– Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức kích động quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động chống phá.
– Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
– Kết quả là, qua tổng tuyển cử ở hầu hết các nước Đông Âu các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được chính quyền nhà nước. Các đảng cộng sản thất bại không còn nắm chính quyền.
⟹ Tới cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.
13) Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.
Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)
Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.
Cuối những năm 70, chủ nghĩathực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
Điển hình là:
Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
14) – Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945.
– Từ sau năm 1945, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á.
– Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a…
– Suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông).
– Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a…)
– Một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.
15) – Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
– Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời mang ý nghĩa vô cùng to lớn:
* Đối với Trung Quốc:
– Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
– Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
* Đối với thế giới:
– Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
– Cỗ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.
16) – Hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 – 1957) của nhân dân Trung Quốc.
– Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 – 1957) và đạt được nhiều thành tựu. Bộ mặt đất nước Trung Quốc thay đổi rõ rệt.
* Về công nghiệp:
– Trong 5 năm, 246 công trình đã được xây dựng và đưa vào sản xuất.
– Sản lượng công nghiệp tăng 140%.
* Về nông nghiệp: sản lượng tăng 25% so với năm 1952.
* Về đối ngoại:
– Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
– Địa vị quốc tế của Trung Quốc được khẳng định vững chắc.
17) – Hãy nêu hậu quả của đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hóa vô sản” đối với Trung Quốc thời kì này.
– Nền kinh tế đất nước trở nên hỗn loạn, sản xuất giảm sút, đời sống nhân dân điêu đứng, nạn đói xảy ra khắp nơi.
– Cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” đã gây nên tình trạng hỗn loạn trong cả nước và để lại những thảm họa nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của đất nước và người dân Trung Quốc.
18) Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.
Tháng 12 – 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế – xã hội của đất nước và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
– Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 9,6%/năm, đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD (tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978 là 20 tỉ USD).
+ Cũng tính đến năm 1997, có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc và đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD.
– Từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 1090,1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
19) Trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI
– Những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc mang ý nghĩa vô cùng to lớn.
+ Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng.
+ Tình hình chính trị – xã hội ổn định.
+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
+ Nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.
+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.
20) – Hãy nêu những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.
– Tháng 8 – 1945, Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân.
– Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,…
– Từ những năm 50 của thế kỉ XX:
+ Lần lượt các nước giành được độc lập.
+ Tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).
5
– Từ năm 1945 đến năm 1949, vượt qua nhiều khó khăn, nhất là sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân. Đó là:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước.
+ Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
+ Cải thiện đời sống nhân dân.
6.
Những nhiệm vụ chính của các nước Đông Âu trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm:
– Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã.
– Tiến hành công nghiệp hoá nhằm xoá bỏ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu từ lâu đời, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
7.
Sau 20 năm xây dựng đất nước (1950 – 1970), cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đó là:
– Trở thành những nước công – nông nghiệp.
– Bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
+ Trước chiến tranh, An-ba-ni là nước nghèo nhất châu Âu. Tới năm 1970, nền công nghiệp đã được xây dựng, cả nước đã được điện khí hoá.
+ Năm 1975, tổng sản phẩm công nghiệp của Bun-ga-ri tăng 55 lần so với năm 1939.
+ Vốn là nước đã có những cơ sở công nghiệp, tới lúc này Tiệp Khắc được xếp vào hàng các nước công nghiệp phát triển, chiếm 1,7% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Mặc dù có nhiều hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Cộng hoà Dân chủ Đức đã đạt được những thành tích đáng kể, sản xuất tăng gấp 5 lần, thu nhập quốc dân tăng 4 lần so với năm 1949.
8.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành trên cơ sở:
– Cùng mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
– Cùng chung hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
9.
* Mục đích ra đời:
– Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) đã được thành lập.
– Mục đích thành lập: nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
* Thành tích của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 – 1973:
– Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nước thành viên đạt 10%/năm.
– Thu nhập quốc dân năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950.
– Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỉ rúp.
10
* Công cuộc cải tổ ở Liên Xô được diễn ra như sau:
– Tháng 3 – 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, đề ra đường lối cải tổ.
– Nội dung công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp:
+ Về chính trị: thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị (tức nhiều đảng cùng tham gia công việc chính trị của đất nước), xóa bỏ chế độ một đảng (tức là Đảng Cộng sản) nắm vai trò lãnh đạo nhà nước, tuyên bố dân chủ và “công khai” mọi mặt.
+ Về kinh tế: tuy đề ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước tiếp tục suy giảm, dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội.
+ Về xã hội: nhiều cuộc bãi công diễn ra, nhiều nước cộng hòa đòi li khai tách thành những quốc gia độc lập, các thế lực chống đối ráo riết hoạt động.
* Kết quả:
– Công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn.
– Ngày 19 – 8 – 1991 một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và đã dần tới những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
– Ngày 21 – 12 – 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (thường gọi tắt là SNG).
– Ngày 25- 12- 1991, Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
11.
– Cuộc khủng hoảng sớm nhất ở Ba Lan (1978) sau đó lan sang các nước Đông Âu khác.
– Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ra sức kích động quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động chống phá.
– Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
– Kết quả là, qua tổng tuyển cử ở hầu hết các nước Đông Âu các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được chính quyền nhà nước. Các đảng cộng sản thất bại không còn nắm chính quyền.
⟹ Tới cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.