5 .hãy trình bày nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức. Ý nghĩa của sự ra đời bộ luật Hồng Đức 6. Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong

By Alice

5 .hãy trình bày nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức. Ý nghĩa của sự ra đời bộ luật Hồng Đức
6. Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp
7. việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào ?Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên.

0 bình luận về “5 .hãy trình bày nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức. Ý nghĩa của sự ra đời bộ luật Hồng Đức 6. Trình bày những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong”

  1. Câu 5:

    Nội dung cơ băn của bộ luật Hồng Đức là:

    + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

    + Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến

    + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển khinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ

    Câu 6:

    Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

    * Bộ máy nhà nước:

    – Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.

    – Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện (châu) xã.

    => Vua Lê Thánh Tông đã xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời. Trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.

    * Luật pháp:

    – Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

    – Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

    – Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

    Câu 7:

    * Tổ chức quân đội thời Lê Sơ:

    – Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”

    – Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

    – Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

    – Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

    – Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

    * Nhận xét về chủ trương của nhà nước Lê Sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích:

    – Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của nhà Lê sơ.

    – Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận