60 điểm nhé, giúp được sẽ có thưởng!
Câu 1: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh? Nêu tác dụng
a. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
b. Thôi để mẹ cầm cũng được
c. Bác trai đã khá rồi chứ?
d. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.
Câu 2: Cho đoạn trích:
” Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thất tôi lão báo ngay:
-Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”
a.Chỉ ra biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?
b. Đoạn trích trên sử dụng nói giảm nói tránh theo cách nào?
c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh đó?
1/ Trong cách câu đã cho , chỉ có câu a (Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt) sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
Tác dụng : Tác giả đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “nhắm mắt” để thay thế cho từ “chết”, làm giảm sự đau buồn mất mác cho người đọc
2/
a/ Biện pháp nói giảm nói tránh : “Câu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”
b/ Tác giả dùng từ “đi đời” thay thế cho từ “bán đi”
c/ Tác dụng : cho ta thấy sự đau buồn sau khi bán con chó Vàng của lão Hạc đồng thời làm câu văn trở lên hay hơn.
Câu 1 : Câu sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh :
$=>$ a. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
$=>$ Tác dụng : Câu này sử dụng biện pháp nói tránh nói giảm nhằm gợi cảm giác tránh gây sự đau buồn, ghê sợ về cái ra đi của Lão Hạc.
Câu 2 :
a, Biện pháp nói tránh nói giảm :
+”Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”
b, Đoạn trích trên sử dụng nói giảm nói tránh theo cách :
+Thay từ “đi đời” bằng “bị bán” hay “mang đi bán”
c, Tác dụng của biện pháp tu từ trên :
+Tác giả đã sử dụng cách nói trên nhằm làm giảm sự đau buồn của Lão Hạc . Chú chó này như người bạn của Lão mà giờ lại bị bán mà Lão thì chỉ có một mình thì thật tủi thân biết bao. Vậy nên nhà văn đã chọn cách nói tránh nói giảm này nhằm làm giảm bớt sự đau buồn, tránh sự ghê sợ, thô tục để người đọc hiểu rõ hơn về tâm trạng Lão Hạc khi đã bán cậu Vàng.