8.Trong câu nào dưới đây, từ “rừng” được dùng với nghĩa gốc? (1 Point) Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh. Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừn

8.Trong câu nào dưới đây, từ “rừng” được dùng với nghĩa gốc?
(1 Point)
Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.
Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.
Một rừng người về đây dự ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Quanh chân gà mẹ là một rừng chân con.
9.Thành phần chủ ngữ của câu “Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên đắm mình vào ánh nắng ban mai.” là:
(0.5 Points)
Mùi hương
Mùi hương ngòn ngọt
Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng
Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên
10.Tác giả sử dụng những giác quan nào khi miêu tả trong đoạn văn sau:
“Ba tháng hè trôi qua nhanh quá! Gió heo may đã về, lao xao trong vòm lá hàng cây ven đường. Không khí mát dịu. Nước hồ trong veo. Bầu trời xanh ngắt.”
(0.5 Points)
thị giác, thính giác, khứu giác
thị giác, vị giác, xúc giác
thị giác, thính giác, xúc giác
thính giác, khứu giác, vị giác
11.Các quan hệ từ có trong câu sau: “Mùa xuân mang đến cho cuộc sống bao điều kì diệu của cây cối, đất trời và tình yêu, tất cả như đọng lại trên những lộc non mơn mởn mà ta có thể với tới.”
(0.5 Points)
cho, của, và, như, mà
của, và, như, mà, với
cho, của, và, như, mà, với
của, và, như, mà
12.Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?Immersive Reader
(1 Point)
Những cánh đồng xanh mướt dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.
Bé có đôi mắt đen láy như hạt nhãn, đôi môi đỏ như tô son.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
khoanh nhanh nhé

0 bình luận về “8.Trong câu nào dưới đây, từ “rừng” được dùng với nghĩa gốc? (1 Point) Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh. Ngày 2 tháng 9, đường phố tràn ngập một rừn”

  1. 8.Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh. ( nói về thiên nhiên)

    rừng cờ hoa : nó về cờ và hoa có nhiều đến nỗi phủ kín 1 vùng

    rừng người : người dân đông đúc

    rừng chân con: nhiều gà con

    9.Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên

    10.thị giác, thính giác, xúc giác

    Thị giác:vòm lá hàng cây ven đường,Nước hồ trong veo. Bầu trời xanh ngắt.

    Thính giác: lao xao

    Xúc giác : mát dịu.

    11.của, và, như, mà

    12.Những cánh đồng xanh mướt dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

    Xin hay nhất

    Bình luận
  2. 1.Trong câu nào dưới đây, từ “rừng” được dùng với nghĩa gốc?

    Trả lời: Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.

    2.Thành phần chủ ngữ của câu “Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên đắm mình vào ánh nắng ban mai.” là:

    Trả lời: Mùi hương ngòn ngọt của những loài hoa rừng không tên

    3.Tác giả sử dụng những giác quan nào khi miêu tả trong đoạn văn sau: “Ba tháng hè trôi qua nhanh quá! Gió heo may đã về, lao xao trong vòm lá hàng cây ven đường. Không khí mát dịu. Nước hồ trong veo. Bầu trời xanh ngắt.”

    Trả lời:thị giác, thính giác, xúc giác

    4.Các quan hệ từ có trong câu sau: “Mùa xuân mang đến cho cuộc sống bao điều kì diệu của cây cối, đất trời và tình yêu, tất cả như đọng lại trên những lộc non mơn mởn mà ta có thể với tới.”

    Trả lời:của, và, như, mà

    5.Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

    Trả lời:Những cánh đồng xanh mướt dập dờn trong gió nhẹ; chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

    Bình luận

Viết một bình luận