Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH, biết BH=9, HC=16 Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC a) Tính AB, AC, AH b)Tính tổng AE.EB+AF.

By Ivy

Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH, biết BH=9, HC=16 Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC
a) Tính AB, AC, AH
b)Tính tổng AE.EB+AF.FC
c)Tính chu vi AEHF và diện tích AEHF
d)Tính chu vi BEFC và diện tích BEFC
e)CM:
– AE.EB+AF.AC=2EF^2
-BE/CF=AB^3/AC^3
-BC.BE.CF=AH^3

0 bình luận về “Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH, biết BH=9, HC=16 Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC a) Tính AB, AC, AH b)Tính tổng AE.EB+AF.”

  1. a) Áp dụng hệ thức lượng vào $\Delta $ vuông $ABC$

    $AB^2 = BH.BC=9(9+16)$

    $\Rightarrow AB=15$

     

    $AC^2 = CH.BC=16(9+16)$

    $\Rightarrow AC=20$

     

    $AH^2 = BH.CH=9.16$

    $\Rightarrow AH=12$

     

    b) Tứ giác $AEHF$ có: $\widehat A=\widehat E=\widehat F=90^o$

    $\Rightarrow$ 4 Tứ giác $AEHF$ là hình chữ nhật.

    $\Rightarrow AH = EF = 12$

     

    Áp dụng hệ thức lượng vào $\Delta $ vuông $ABH$

    $HE^2 = AE.EB$ (1)

     

    Áp dụng hệ thức lượng vào $\Delta $ vuông $ACH$

    $HF^2 = AF.FC$ (2)

     

    Áp dụng định lý Pitago vào $\Delta $ vuông $EHF$

    $EF^2=EH^2+HF^2$ (3)

     

    Thay (1) và (2) vào (3) ta có:

    $AE.EB + AF.FC = EF^2=12^2=144$

     

    c) Áp dụng hệ thức lượng vào $\Delta $ vuông $AHB$

    $AH.BH = HE. AB$

    $\Rightarrow HE=\dfrac{AH.BH}{AB}=\dfrac{12.9}{15}= 7,2$

     

    Áp dụng hệ thức lượng vào $\Delta $ vuông $AHC$

    $AH.CH = HF. AC$

    $\Rightarrow HF=\dfrac{AH.CH}{AC}=\dfrac{12.16}{20} = 9,6$

    $\Rightarrow P_{AEHF}=(HE + HF) .2 = (7,2 +9,6).2 = 33,6 $

    $S_{ AEHF} = HE.HF = 7,2.9,6 = 69,12$

     

    d) $S_{BEFC}=S_{ABC}-S_{AEF}=\dfrac{AB.AC}{2}-\dfrac{AE.AF}{2}$

    $=\dfrac{15.20}{2}-\dfrac{9,6.7,2}{2}=115,44$

     

    $P_{BEFC}=EB+BC+FC+EF$

    $=(15-9,6)+25+(20-7,2)+12$

    $=55,2$

     

    e) $AE.EB+AF.AC=EF^2$ (đã chứng minh ở câu b)

     

    $\Delta $ vuông $ABC$:

    $BH^2=BE.AB$

    $CH^2=CF.AC$

    Chia vế với vế

    $\dfrac{BE}{CF}=\dfrac{BH^2}{CH^2}.\dfrac{AC}{AB}$ (*)

    Mà $AB^2=BH.BC \Rightarrow BH=\dfrac{AB^2}{BC}$

    $AC^2=HC.BC \Rightarrow CH=\dfrac{AC^2}{BC}$ thay vào (*)

    Ta có:

    $\dfrac{BE}{CF}=\dfrac{\dfrac{AB^4}{BC^2}}{\dfrac{AC^4}{BC^2}}.\dfrac{AC}{AB}=\dfrac{AB^3}{AC^3}$ (đpcm)

     

    $\Delta ABH$ và $\Delta AHC$

    $BE.AB=BH^2$

    $CF.CA=HC^2$

    $\Rightarrow BE.CF=\dfrac{BH^2.HC^2}{AB.AC}=\dfrac{BH^2.BC^2.CH^2.BC^2}{AB.AC.BC^4}$

    $=\dfrac{AB^4.AC^4}{AB.AC.BC^4}=\dfrac{AB^3.AC^3}{BC^4}=\dfrac{(AH.BC)^3}{BC^4}=\dfrac{AH^3}{BC}$

     

    $\Rightarrow BE.CF.BC=AH^3$

    Trả lời
  2. Đáp án:

    Giải thích các bước giải:

    a, Xét ΔABC vuông tại A, AH là đường cao có :

    +, AB ² = BH.BC (Hệ thức lượng )

    ⇒ AB ² = 9.25 = 225

    ⇒ AB = 15

    +, AC ² = CH.BC (Hệ thức lượng)

    ⇒ AC ² = 16. 25 = 400

    ⇒ AC = 20

    +, AH ² = BH.CH (Hệ thức lượng)

    ⇒ AH ² = 9.16 = 144

    ⇒ AH = 12

    b, Xét tứ giác AEHF có :

    A = 90 ( ΔABC vuông tại A)

    AEH = 90 ( HE ⊥ AB )

    AFH = 90 ( HF ⊥ AC )

    ⇒ Tứ giác AEHF là hcn

    ⇒ AH = EF = 12

    Xét ΔAHB vuông tại h, HE là đường cao có :

    HE ² = AE.EB ( Hệ thức lượng ) (1)

    Xét ΔAHC vuông tại H, HF là đương cao có :

    HF ² = AF.FC ( hệ thức lượng ) (2)

    Xét ΔEHF vuông tại H có :

    HE ² + HF ² = EF ² (Định lý Pitago) (3)

    Thay (1) và (2) vào (3) ta có :

    AE.EB + AF.FC = EF ²

    ⇒ AE.EB + AF.FC = 12^2

    ⇒ AE.EB + AF.FC = 144

    c, Xét ΔAHB vuông tại E có :

    AH.BH = HE. AB

    ⇒ 12.9 = HE.15

    ⇒ HE = 7,2

    Xét ΔAHC vuông tại F có :

    AH.HC = HF.AC

    ⇒ 12.16 = HF.20

    ⇒ HF = 9,6

    Chu vi AEHF là : (HE + HF) .2 = (7,2 +9,6).2 = 33,6

    S AEHF = HE.HF = 7,2.9,6 = 69,12

    Trả lời

Viết một bình luận