I.Đọc-Hiểu: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy n

By Reese

I.Đọc-Hiểu:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.
Câu 1: Nêu nội dung bài thơ.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 3: Bài thơ viết theo thể thơ nào?Trình bày hiểu biết của em về thể thơ ấy.
II.Tập làm văn:
Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ ấy.
(Viết thành 1 bài và ko sao chép các bài văn mẫu trên mạng).

0 bình luận về “I.Đọc-Hiểu: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy n”

  1. I.

    1, nội dung bài thơ: ngợi ca đội quân nhà trần tong vệc bảo vệ non sông, đất nước

    2, hoàn cảnh sáng tác: bái thơ được viết khi ông đi đón thái thượng hoàng trần thánh tông và vua trần hân tông về thăng long ngay sau khi chiến thắng chương dương,  hàm tử giải phóng kinh đo năm 1285

    3, bài thơ được viết theo thể  thơ 5 chữ 

    là thể thơ gồm 5 chữ trong 1 dòng

    II. mk chỉ viets dàn ý thôi nha

    a, mb  – giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời

    b, tb

    * hai câu đầu

    Sử dụng liên tục 2 động từ mạnh “đoạt” và “cầm” tạo nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ cho hành động của quân ta.

    – Sử dụng biện pháp đảo ngữ: đưa vị ngữ là động từ lên đứng đầu câu

    ⇒ khẳng định, nhấn mạnh hành động mạnh mẽ, oai phong, hào hùng của quân ta khi tiêu diệt kẻ địch, đồng thời thể hiện tư thế chủ động trong chiến đấu, không sợ hãi điều gì của quân ta.

     Việc sử dụng phép đối như vậy giúp tạo sự đăng đối, uyển chuyển cho câu thơ, đồng thời làm nổi bật lên những chiến công hiển hách của tác giả

    – Việc dùng tên địa danh nơi diễn ra cuộc chiến làm chủ thể thực hiện hành động chiến đấu giúp thể hiện tư tưởng đoàn kết quân dân của tác giả – chiến thắng lừng lẫy ấy là do sự cố gắng, đoàn kết của toàn quân, dân dưới sự lãnh đạo của vị tướng tài giỏi 

    ⇒ Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

    *hai câu cuối

    Tác giả có tư tưởng, suy nghĩ vô cùng tiến bộ và kịp thời: tuy vừa mới kết thúc chiến đấu, men say chiến thắng vẫn còn ngây ngất, nhưng Trần Quang Khải đã suy nghĩ về những điều trong tương lai – không hề có ý định “ngủ quên trong chiến thắng”.

    – Là 1 vị tướng quân trực tiếp tham gia chiến đấu, tác giả hiểu rõ để có được hòa bình phải trải qua nhiều khó khăn, vì thế ông đưa ra lời khuyên cho mọi người

    ⇒ Những khuyên răn, nhắc nhở về thái bình – thịnh trị đến mãi về sau cho muôn dân của tác giả là một tư tưởng mang giá trị nhân đạo sâu sắc.  

    c, kb

    – khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ

    – dánh giá chung, liên hệ bản thân

    xin câu trả lời hay nhất nha chủ tus

    Trả lời
  2. Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước ta, ghi dấu ấn lại bằng những chiến thắng oanh liệt trước giặc xâm lăng, trong số đó phải kể đến chiến thắng vang dội khiến giặc ngoại xâm phải khiếp sợ đó chính là cuộc khánh chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai. “Phò giá về kinh” được Trần Quang Khải sáng tác khi mà quân và dân đã giành chiến thắng vang dội, vua và dân nhà Trần quay về trở về kinh đô Thăng Long. Đây được coi là bài ca khải hoàn ca đầy lẫy lừng của dân tộc ta. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, bằng chữ hán:

    “Đoạt sáo Chương Dương độ,

    Cầm Hồ Hàm Tử quan.

    Thái bình tu trí lực,

    Vạn cổ thử giang san.”

    Mở đâu bài thơ là hai câu thơ nhắc đến 2 chiến thắng lịch sử đánh dấu ấn quan trọng trong việc phá tan giặc Nguyên Mông đó là chiến thắng tại Chương Dương và Hàm Tử năm 1285:

    “Đoạt sáo Chương Dương độ,

    Cầm Hồ Hàm Tử quan.”

    Hai câu thơ có thể được dịch như sau:

    “Chương Dương cướp giáo giặc

    Hàm Tử bắt quân thù ”.

    Chương Dương và Hàm tử chính là hai địa danh thuộc tả và hữu của con sông Hồng. Dưới sự chỉ huy của vị tướng tài ba Trần Quang Khải quân và dân ta đã dành chiến thắng vẻ vang tại hai phòng tuyến quan trọng này. Hai câu thơ tùy rằng không nhắc đến sự khốc liệt của cuộc chiến, đến binh đau đến máu chảy nhưng hai động từ “đạo sáo” và “cầm hồ” đã thể hiện được ý chí chiến đấu vô cùng ngoan cường của quân và dân ta. Lời thơ như đưa ta vào giữa cuộc chiến tranh, được đứng giữa cái cảm giác nâng nâng của sự chiến thắng, chiến thắng đã vang động cả đất trời.

    “Thái bình tu trí lực,

    Vạn cổ thử giang san.”

    Tương lai của đất nước được Trần Quang Khải suy ngẫm và nhắn nhủ đến toàn thể dân tộc

    “Thái bình nên gắng sức

    Non nước ấy ngàn thu”.

    Đây là lời nhắn nhủ của vị tướng tài ba kiệt xuất về tương lai của đất Việt, nền thái bình là tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé, gái trai từ vua đến quân, dân đều phải tự ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nền thái bình đó “tu trí lực”,muốn như thế mỗi con người chúng ta cần tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, tài năng cống hiến cho đất nước. tinh thần đoàn kết chính là sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách.

    Câu kết “Vạn cổ thử giang san” chính là sự nhấn mạnh của Trần Quang Khải kết quả của sự cố gắng dựng xây và bảo vệ đất nước kia chính là “Non nước” ấy lưu danh ngàn đời trường tồn đến hàng ngàn năm sau , đây cũng chính là ước mơ của tác giả hay của chính dân tộc ta về một khát khao mãnh liệt về một thế giới thái bình trường tồn đến muôn đời. Việc dùng đến gươm đao để đấu lại quân thù chỉ là giải pháp tình thế mà thôi.

    “Phò giá về kinh” đã ra đời đến mấy trăm năm lịch sử nhưng giá trị mà bài thơ để lại vẫn còn vẹn nguyên cho đến ngày nay. Vị danh tướng tài ba-một nhà thơ lớn của dân tộc Trần Quang Khải đã dành hết tâm tư của mình cho bài thơ, nhắc nhủ đến toàn thể nhân dân, chính đoàn kết là sức mạnh dẫn đến chiến thắng, đồng thời cũng nêu lên tinh thần tự hào dân tộc và nhắc nhở mọi người cần tu dưỡng tài năng, đạo đức cống hiến của tổ quốc.

    Trả lời

Viết một bình luận