phong trào cần vương nguyên nhân phát sinh và phát triển, điến biến, đặc điểm, tính chất, kết quả , ý nghĩa

By Camila

phong trào cần vương nguyên nhân phát sinh và phát triển, điến biến, đặc điểm, tính chất, kết quả , ý nghĩa

0 bình luận về “phong trào cần vương nguyên nhân phát sinh và phát triển, điến biến, đặc điểm, tính chất, kết quả , ý nghĩa”

  1. * Nguyên nhân: 
        -sâu xa: do tinh thần yêu nước căm thù giặc của nhân dân ta.
        -trực tiếp: do vụ binh biến ở kinh thành huế thất bại.
        – 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu cần vương kêu gọi các văn thân nhân dân đứng lên giúp vua đánh giặc cứu nước.
    * Diễn biến: 2 giai đoạn
         – Giai đoạn 1 (từ 1885-1888): Phong trào bùng nổ rộng khắp cả nước, sôi động nhất là ở  Bắc Kì và Trung Kì.
         – Giai đoạn 2 (từ 1888-1896):
             +11/1888: Vua Hàm Nghi bị đày đi An giê ri
            +Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và tổ chức cao
    * Kết quả: Phong trào bị đàn áp và thất bại
    * Ý nghĩa: 
           +Thể hiện tinh thần yêu nước căm thù giặc của nhân dân ta
           +Để lại  nhiều bài học kinh nghiệm quý giá
           +Góp phần làm chậm công cuộc bình định của Pháp
    #goodluck

    Trả lời
  2. Nội dung

    Giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888)

    Giai đoạn thứ hai (1888 – 1896)

    Lãnh đạo

    Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

    Văn thân, sĩ phu yêu nước.

    Lực lượng

    Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

    Địa bàn

    – Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.

    – Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên),…

    – Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.

    – Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,…

    Kết quả

    Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc và chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

    Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

    Đặc điểm

    – Phong trào diễn ra dưới danh nghĩa “Cần vương”.

    – Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

    – Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

    – Mặc dù nhà vua đã bị bắt, phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

    – Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.

    – Nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.

    #chucbanhoctot:))

    Trả lời

Viết một bình luận