a)Cho các chất sau: H2, K, H2SO4, SO2, O2, Al, H2O. Hãy cho biết những chất nào có thể tác dụng được với nhau, viết PTHH? b)Nêu phương pháp hóa học ph

a)Cho các chất sau: H2, K, H2SO4, SO2, O2, Al, H2O. Hãy cho biết những chất nào có thể tác dụng được với nhau, viết PTHH?
b)Nêu phương pháp hóa học phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 4 chất rắn sau: P2O5,K2O, CaCO3, BaO. Viết PTHH xảy ra ( nếu có )
c)Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích trong mỗi trường hợp sau:
-Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric
-Thả mẩu natri vào cốc đựng nước sau đó thử dung dịch sau phản ứng bằng quỳ tím
– Đốt dây sắt trong lọ chứa khí oxi
d)Có 5 chất bột màu trắng đựng trong các lọ riêng biệt: đường ăn, muối ăn, đá vôi, vôi sống, điphotpho pentaoxit. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết mỗi chất trên

0 bình luận về “a)Cho các chất sau: H2, K, H2SO4, SO2, O2, Al, H2O. Hãy cho biết những chất nào có thể tác dụng được với nhau, viết PTHH? b)Nêu phương pháp hóa học ph”

  1. Đáp án: a. Những cặp chất tác dụng với nhau: H2+ O2; K + H2O; Al + H2SO4; SO2 + H2O

     

    Giải thích các bước giải:

    H2 + O2 -> H2O

    K +H2O -> KOH + H2

    2Al +  3H2SO4  -> Al2 (SO4)3  + 3H2

    SO2 + H2O -> H2SO3

    b. Đánh số thứ tự cho 4 lọ mất nhãn

    – Trích mẫu thử

    – Cho mẫu thử tác dụng với H2O có thêm 1 mẩu giấy quỳ tìm, lắc đều.

    + Chất nào tan và làm quỳ tím hóa đỏ-> P2O5

    P2O5 + 3H2O  -> 2H3PO4

    + Chất không tan và không làm quỳ tím đổi màu là CaCO3

    + Chất nào tan và làm quỳ tím hóa xanh -> K2O và BaO

    K2O + H2O -> 2KOH

    BaO+ H2O -> Ba(OH)2

    – Cho 2 chất còn lại: K2O và BaO tác dụng với axit H2SO4

    + Chất nào tan, không màu là K2O

    K2O + H2SO4 -> K2SO4 + H2O

    + Chât nào tan, có kết tủa màu trắng -> BaO

    BaO+ H2SO4-> BaSO4 + H2O

    c. 1. Khi cho kẽm tác dụng với axit HCl: có bọt khí thoát ra, viên kẽm tan dần. Bọt khí thoát ra là khí hidro. viên kẽm tan dần tạo thành muối kẽm clorua

    Zn + HCl -> ZnCl2 + H2

    2. Mẩu Na phản ứng với nước, nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước, mẩu natri tan dần cho đến hết, có khí H2 bay ra, phản ứng tỏa nhiều nhiệt. dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh

    Na+ H2O -> NaOH + 1/2 H2

    3. Sắt cháy mạnh sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ có màu nâu là sắt từ oxit Fe3O4

    3Fe + 2O2-> Fe3O4

    d. Đánh số thứ tự và trích mẫu thử

    – cho tác dụng với nước có thêm 1 mảu giấy quỳ tím, lắc đều

    + chất nào tan, làm quỳ tím hóa đỏ-> P2O5

    + chất nào tan, làm quỳ tím hóa xanh-> vôi sống (CaO)

    + Chất nào không tan, không làm quỳ tím đổi màu-> đá vôi (CaCO3)

    + Chất nào tan, không làm quỳ tím đổi màu->  đường và muối ăn

    – cho 2 chất còn lại đường và muối đi cô cạn:

    + chất nào biến đổi thành màu đen, có mùi khét -> đường

    + chất nào kết tinh dạng tinh thể màu trắng -> muối ăn

    Bình luận

Viết một bình luận