a)Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà Ngô,Tiền Lê và nhà Lý. b) Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nước ta. (phải có nguyên nhân, diễn

By Remi

a)Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà Ngô,Tiền Lê và nhà Lý.
b) Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nước ta. (phải có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa)
[Lịch sử 7]

0 bình luận về “a)Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà Ngô,Tiền Lê và nhà Lý. b) Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nước ta. (phải có nguyên nhân, diễn”

  1. a, * Kinh tế nhà Lý

    – Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp

    – Ngoài ra, nhà Lý còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng

    – Những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Họ thực hiện việc đúc tiền, chế tạo binh khí, chiến thuyền và các đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan

    – Hoạt động buôn bán trong nước được tạo điều kiện khá thuận lợi

    * Văn hóa nhà Lý 

    – Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

    – Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

    – Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

    * Xã hội nhà Lý 

    – Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc.

    – Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.

    – Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

    * Kinh tế nhà Tiền Lê

    – Nông nghiệp vẫn là nền tảng cơ bản của nền kinh tế đương thời. Phần lớn ruộng đất ở làng xã phụ thuộc vào triều đình, do triều đình sở hữu

    – Ngoài ra, nhà Tiền Lê còn khuyến khích dân các nơi khai khẩn đất hoang để lập làng, mở rộng diện tích đất công

    – Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Một số quan xưởng thuộc sở hữu của triều đình được hình thành để sản xuất các vật dụng cho vua quan và đúc tiền, đúc vũ khí.

    * Văn hóa nhà Tiền Lê 

    – Giáo dục chưa phát triển.

    – Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

    – Phật giáo phát triển đáng kể, chùa chiền xây dựng nhiều nơ

    * Xã hội nhà Tiền Lê 

    – Bộ máy thống trị : vua , quan văn, quan võ và một số nhà sư.

    – Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một ít địa chủ, nô tì.

    – Nông dân chủ yếu là lực lượng lao động chủ yếu.

    * Kinh tế nhà Ngô

    – Nông dân được làng chia đất đề cày cấy

    – Nhà nước chú ý đến việc thủy lợi , trồng dâu nuôi tằm ,…

    – Nghề thủ công như đúc đồng , rèn sắt , làm giấy , dệt vải ,.. phát triển

    – Đào sông đắp nương thống nhất tiền tệ 

    – Trung tâm buôn bán chợ làng phát triển

    * Văn hóa nhà Ngô

    – Phật giáo phát triển 

    * Xã hội nhà Ngô

    –  Ngô Quyền thiết lập trong lãnh thổ mà ông cai trị, được các sử gia nhìn nhận là bộ máy còn giản đơn, hoạt động chưa được thể chế hóa, việc lựa chọn quan lại chưa có chế độ rõ rằng, pháp luật chưa thành văn

     

     

    Trả lời

Viết một bình luận