– Nông dân là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn. Họ không có hoặc có ít ruộng đất, phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu…) hoặc phải cày ruộng thuê của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (tô) cho chủ ruộng.
– Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.
– Nô tì – tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm người Việt, Hoa, dân tộc ít người. Nhưng vì pháp luật thời Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hay bức dân tự do làm nô tì nên số lượng nô tì giảm hẳn.
=> Nhận xét: Xã hội thời Lê sơ ngày càng phân hoá sâu sắc so với các thời đi trước, quan hệ giữa các tầng lớp ngày càng phức tạp.
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:
– Giai cấp thống trị: bao gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ phong kiến.
+ Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực cao nhất.
+ Giai cấp địa chủ, quan lại, quý tộc: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.
– Giai cấp bị trị:
+ Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
+ Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.
+ Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.
– Xã hội phân hoá thành 2 giai cấp chính:
_ Thống trị: vua, quan lại, địa chủ.
_Bị trị: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
– Nông dân là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội. Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn. Họ không có hoặc có ít ruộng đất, phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu…) hoặc phải cày ruộng thuê của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (tô) cho chủ ruộng.
– Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.
– Nô tì – tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm người Việt, Hoa, dân tộc ít người. Nhưng vì pháp luật thời Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hay bức dân tự do làm nô tì nên số lượng nô tì giảm hẳn.
=> Nhận xét: Xã hội thời Lê sơ ngày càng phân hoá sâu sắc so với các thời đi trước, quan hệ giữa các tầng lớp ngày càng phức tạp.