a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử? b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở

a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?
b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 69 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?
c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.

0 bình luận về “a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử? b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở”

  1. Đáp án:

    1 TB sinh dục của ruồi giấm đực: AaBbCcXY a. Nếu tb nguyên phân liên tiếp trong quá trình đó đã hình thành 127 thoi tở vô sắc khi có bao nhiêu lần NP? Trong qt NP đó mt đã cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn. b. Nếu NP bị rối loạn ở cặp NST giới tính XY viết kí hiệu của NST trong tế bào con tạo ra những trường hợp có thể xảy ra.iải thích các bước giải:

    Bình luận
  2. a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?

    – Trong cơ chế tự nhân đôi ADN: Enzim ADN polimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3’ → 5’, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc: A mạch gốc liên kết bổ sung với T môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.

    – Trong cơ chế phiên mã: Enzim ARN polimeraza trượt dọc trên mạch gốc của gen theo chiều 3’ → 5’, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc A mạch gốc liên kết bổ sung liên kết bổ sung U môi trường, T mạch gốc liên kết bổ sung A môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.

    – Trong cơ chế dịch mã: Các tARN mang axit amin tới riboxom, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung tạm thời với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc: A liên kết bổ sung U, G liên kết bổ sung X và ngược lại.

    b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 69 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?

    – Trong quá trình giảm phân ở 1 bên bố (hoặc mẹ) có một cặp NST không phân ly tạo giao tử đột biến (n + 1) = 35 NST.

    – Trong thụ tinh: Giao tử đột biến (35 NST) thụ tinh với giao tử bình thường (n = 34 NST) tạo hợp tử (2n + 1 = 69), từ đó hình thành thể ba.

    c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.

    Ý nghĩa: Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. Do đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.

    Bình luận

Viết một bình luận