a)Nhân dân ta đã góp công sức gì cho lịch sử Chiến thắng sông Lô
b)Nêu ý nghĩa lịch sử Chiến thắng sông Lô
0 bình luận về “a)Nhân dân ta đã góp công sức gì cho lịch sử Chiến thắng sông Lô b)Nêu ý nghĩa lịch sử Chiến thắng sông Lô”
Sau hai thất bại của chiến lược ” tấn công chớp nhoáng” ở thị xã Phú Thọ và Việt Trì trên địa bàn Phú Thọ, thực dân Pháp buộc phải đưa ra kế hoạch mới với 2 biện pháp cơ bản: Về quân sự tập trung lực lượng mở đợt tấn công quy mô lớn lên căn cứ địa Việt Bắc, nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta nhằm kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh. Về chính trị: Chúng dựng lên bộ máy chính quyền ngụy quyền để cai trị nhân dân ta từ Trung ương đến các địa phương. Để thực hiện kế hoạch trên, ngày 7/10/1947 thực dân Pháp mở chiến dịch mang tên Lê A (Opreratons. LEA) tấn công lên căn cứ địa Việt bắc với số lượng khoảng 12.000 tên gồm các binh chủng thủy, lục, không quân. Một cánh quân gồm 1 binh đoàn có máy bay yểm trợ do một tên đại tá chỉ huy theo hướng đông từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng. Một cánh quân gồm 1 binh đoàn tàu chiến do đại tá Commuynan chỉ huy theo đường Sông Lô tiến lên Tuyên Quang, tạo thành hai gọng kìm bao vây Việt Bắc. Đoán trước được âm mưu của địch, Liên khu ủy khu X đã họp và bàn kế hoạch lãnh đạo quân và dân trong toàn Liên khu chuẩn bị phương án chống giặc. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã tích cực chuẩn bị đánh địch. Bộ đội chủ lực đã phối hợp với dân quân du kích và nhân dân tích cực xây dựng trận địa phục kích ở hai bên bờ Sông Lô sẵn sàng đón đánh địch. Bị thất bại nặng nề trên cả hai gọng kìm thủy- bộ lên Việt Bắc, địch buộc phải rút lui khỏi chiến khu Việt Bắc. Dự đoán địch sẽ rút lui theo đường Sông Lô, quân ta đã bố trí đại đội pháo ” Voi gầm” bên bờ hữu ngạn Sông Lô từ Phù Ninh đến Đoan Hùng, Tiểu đoàn bộ binh thuộc trung đoàn Sông Lô bố trí lực lượng ở tả ngạn sông Lô từ tả ngạn Hạc Trì đến Phù Ninh, Đoan Hùng có sự hỗ trợ của lực lương dân quân du kích các xã Hữu Đô, Chí Đám lấy quả bưởi sơn đen sâu thành dây giả làm thủy lôi chăng ngang sông đánh lừa địch. Tất cả lực lượng bộ đội chủ lực, dân quân du kích và nhân dân địa phương đã sẵn sàng chờ đánh địch. Đúng như dự đoán của ta, trưa ngày 24 tháng 10 năm 1947, một đoàn tàu chiến của Pháp gồm 5 tàu chiến chở đầy quân lính có máy bay yểm trợ trên đường từ Tuyên Quang về xuôi theo dòng Sông Lô, đến xã Chí Đám (Đoan Hùng) quân địch rơi vào trận địa phục kích của quân ta. Các lực lượng pháo binh, bộ binh, dân quân du kích các xã Chí Đám, Hữu Đô và lân cận đồng loạt nổ súng, giáng những đoàn chí mạng vào đội hình tàu chiến địch. Cùng lúc đó các hoạt động nghi binh cùng nhất loại tiến hành như thả thủy lôi giả, đốt khói thu hút máy bay địch, nổ pháo trong thùng sắt, gõ kẻng, gõ mõ liên hồi để uy hiếp tinh thần quân địch. Chỉ trong một thời gian ngắn, 4 chiếc tàu và ca nô của địch đã bị đánh chìm, còn lại 2 chiếc bị thương không dám chống cự phải kéo nhau tháo chạy. Số phận của cánh quân do đại tá Commuynan chỉ huy đã bị xé ra làm đôi và chìm nghỉm xuống dòng Lô xanh ” … “Mãi tới chiều ngày 26 tháng 10 năm 1947, Commuynan mới về tới Việt Trì, đội ngũ tan hoang, ngựa què, tàu bẹp hết sức thảm hại…”
Pháo binh và bộ đội chủ lực đã phối hợp cùng dân quân, du kích nổ súng tiêu diệt tàu chiến địch. Sau gần 6 giờ chiến đấu quyết liệt, pháo binh ta đã bắn chìm 2 tàu chiến trọng tải 500 tấn, bắn cháy và bắn bị thương 3 chiếc khác; 350 tên địch cùng một số lớn vũ khí, đạn dược bị tiêu diệt. Ngày 24 /11/ 1947 tàu chiến địch tới Chí Đám (Đoan Hùng) bị trúng trận địa thuỷ lôi của ta. Tàu chở các sĩ quan của địch bị bắn cháy, hơn 100 tên chết chìm theo tàu. Thuỷ binh địch rối loạn, cố vùng vẫy để thoát được ra khỏi trận địa của ta. Trên đà thắng lợi ta tiếp tục truy kích diệt thêm nhiều lính địch. Tính tổng cộng trên mặt trận sông Lô – thu đông năm 1947 ta tiêu diệt hơn 1.000 tên địch ; 10 tàu chiến và 01 ca nô; hạ 01 thuỷ phi cơ (máy bay chiến đấu), thu rất nhiều vũ khí, đạn dược và đồ dùng quân sự.
ý nghĩa :Chiến thắng Sông Lô- Đoan Hùng là một trong những chiến thắng có ý nghĩa to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. Bước đầu làm phá sản âm mưu của địch trong chiến dịch Thu- Đông năm 1947, làm cho địch liên tiếp bị thất bại trên các mặt trận Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn… buộc địch phải tháo lui, làm cho chiến dịch tấn công lên Việt Bắc với kế hoạch Lê A rất quy mô của địch bị quân và dân ta đánh bại. Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947 trong đó có chiến thắng Sông Lô làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau hai thất bại của chiến lược ” tấn công chớp nhoáng” ở thị xã Phú Thọ và Việt Trì trên địa bàn Phú Thọ, thực dân Pháp buộc phải đưa ra kế hoạch mới với 2 biện pháp cơ bản: Về quân sự tập trung lực lượng mở đợt tấn công quy mô lớn lên căn cứ địa Việt Bắc, nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta nhằm kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh. Về chính trị: Chúng dựng lên bộ máy chính quyền ngụy quyền để cai trị nhân dân ta từ Trung ương đến các địa phương.
Để thực hiện kế hoạch trên, ngày 7/10/1947 thực dân Pháp mở chiến dịch mang tên Lê A (Opreratons. LEA) tấn công lên căn cứ địa Việt bắc với số lượng khoảng 12.000 tên gồm các binh chủng thủy, lục, không quân. Một cánh quân gồm 1 binh đoàn có máy bay yểm trợ do một tên đại tá chỉ huy theo hướng đông từ Lạng Sơn tiến lên Cao Bằng. Một cánh quân gồm 1 binh đoàn tàu chiến do đại tá Commuynan chỉ huy theo đường Sông Lô tiến lên Tuyên Quang, tạo thành hai gọng kìm bao vây Việt Bắc.
Đoán trước được âm mưu của địch, Liên khu ủy khu X đã họp và bàn kế hoạch lãnh đạo quân và dân trong toàn Liên khu chuẩn bị phương án chống giặc. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã tích cực chuẩn bị đánh địch. Bộ đội chủ lực đã phối hợp với dân quân du kích và nhân dân tích cực xây dựng trận địa phục kích ở hai bên bờ Sông Lô sẵn sàng đón đánh địch.
Bị thất bại nặng nề trên cả hai gọng kìm thủy- bộ lên Việt Bắc, địch buộc phải rút lui khỏi chiến khu Việt Bắc. Dự đoán địch sẽ rút lui theo đường Sông Lô, quân ta đã bố trí đại đội pháo ” Voi gầm” bên bờ hữu ngạn Sông Lô từ Phù Ninh đến Đoan Hùng, Tiểu đoàn bộ binh thuộc trung đoàn Sông Lô bố trí lực lượng ở tả ngạn sông Lô từ tả ngạn Hạc Trì đến Phù Ninh, Đoan Hùng có sự hỗ trợ của lực lương dân quân du kích các xã Hữu Đô, Chí Đám lấy quả bưởi sơn đen sâu thành dây giả làm thủy lôi chăng ngang sông đánh lừa địch. Tất cả lực lượng bộ đội chủ lực, dân quân du kích và nhân dân địa phương đã sẵn sàng chờ đánh địch. Đúng như dự đoán của ta, trưa ngày 24 tháng 10 năm 1947, một đoàn tàu chiến của Pháp gồm 5 tàu chiến chở đầy quân lính có máy bay yểm trợ trên đường từ Tuyên Quang về xuôi theo dòng Sông Lô, đến xã Chí Đám (Đoan Hùng) quân địch rơi vào trận địa phục kích của quân ta. Các lực lượng pháo binh, bộ binh, dân quân du kích các xã Chí Đám, Hữu Đô và lân cận đồng loạt nổ súng, giáng những đoàn chí mạng vào đội hình tàu chiến địch. Cùng lúc đó các hoạt động nghi binh cùng nhất loại tiến hành như thả thủy lôi giả, đốt khói thu hút máy bay địch, nổ pháo trong thùng sắt, gõ kẻng, gõ mõ liên hồi để uy hiếp tinh thần quân địch. Chỉ trong một thời gian ngắn, 4 chiếc tàu và ca nô của địch đã bị đánh chìm, còn lại 2 chiếc bị thương không dám chống cự phải kéo nhau tháo chạy. Số phận của cánh quân do đại tá Commuynan chỉ huy đã bị xé ra làm đôi và chìm nghỉm xuống dòng Lô xanh ” … “Mãi tới chiều ngày 26 tháng 10 năm 1947, Commuynan mới về tới Việt Trì, đội ngũ tan hoang, ngựa què, tàu bẹp hết sức thảm hại…”
BÀI CỦA BẠN ĐÂY!
NHỚ CHO MÌNH 5 SAO VÀ TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA(Ọ W Ọ)
Pháo binh và bộ đội chủ lực đã phối hợp cùng dân quân, du kích nổ súng tiêu diệt tàu chiến địch. Sau gần 6 giờ chiến đấu quyết liệt, pháo binh ta đã bắn chìm 2 tàu chiến trọng tải 500 tấn, bắn cháy và bắn bị thương 3 chiếc khác; 350 tên địch cùng một số lớn vũ khí, đạn dược bị tiêu diệt. Ngày 24 /11/ 1947 tàu chiến địch tới Chí Đám (Đoan Hùng) bị trúng trận địa thuỷ lôi của ta. Tàu chở các sĩ quan của địch bị bắn cháy, hơn 100 tên chết chìm theo tàu. Thuỷ binh địch rối loạn, cố vùng vẫy để thoát được ra khỏi trận địa của ta. Trên đà thắng lợi ta tiếp tục truy kích diệt thêm nhiều lính địch.
Tính tổng cộng trên mặt trận sông Lô – thu đông năm 1947 ta tiêu diệt hơn 1.000 tên địch ; 10 tàu chiến và 01 ca nô; hạ 01 thuỷ phi cơ (máy bay chiến đấu), thu rất nhiều vũ khí, đạn dược và đồ dùng quân sự.
ý nghĩa :Chiến thắng Sông Lô- Đoan Hùng là một trong những chiến thắng có ý nghĩa to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược. Bước đầu làm phá sản âm mưu của địch trong chiến dịch Thu- Đông năm 1947, làm cho địch liên tiếp bị thất bại trên các mặt trận Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn… buộc địch phải tháo lui, làm cho chiến dịch tấn công lên Việt Bắc với kế hoạch Lê A rất quy mô của địch bị quân và dân ta đánh bại.
Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông năm 1947 trong đó có chiến thắng Sông Lô làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.