a. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng với thoát hơi nước qua cutin. b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đ

a. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng với thoát hơi nước qua cutin.
b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đóng vai trò quan trọng nhất?
c.Trình bày những tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá:

0 bình luận về “a. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng với thoát hơi nước qua cutin. b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đ”

  1. Đáp án:

    Giải thích các bước giải:

    a. Thoát hơi nước qua khí khổng: Tốc độ nhanh, được điều chỉnh (bằng sự đóng mở khí khổng)

    Thoát hơi nước qua cutin: Tốc độ chậm, không được điều chỉnh, thường xảy ra ở bộ phận còn non.

    b. Có 3 động lực của quá trình vận chuyển nước trong cây:

    + Lực đẩy của rễ (do áp suất rễ)

    + Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)

    + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch

    Lực đóng vai trò quan trọng nhất là lực hút của lá.

    c. các tác nhân ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước:

    +Độ ẩm: Ảnh hưởng tới sự đóng mở của khí khổng: Độ ẩm không khí thấp => thoát hơi nước nhiều

    +Ánh sáng: Khi có ánh sáng, khí khổng mở. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng tới trưa, nhỏ nhất lúc chiều tối.

    +Nhiệt độ: Ảnh hưởng tới độ ẩm không khí, nhiệt độ cao thoát hơi nước mạnh

    +Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới sự đóng mở khí khổng, VD ion K+ vào tế bào làm tăng lượng nước trong khí khổng => khí khổng mở => thoát hơi nước.

    Bình luận
  2. a. Phân biệt thoát hơi nước qua khí khổng với thoát hơi nước qua cutin.

    Qua khí khổng

    – Tốc độ nhanh, được điều tiết.

    – Phụ thuộc vào độ mở của khí khổng.

    Qua cutin

    – Tốc độ chậm, không được điều tiết.

    – Phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng,…

    b. Những lực nào tham gia vận chuyển nước trong cây? Lực nào đóng vai trò quan trọng nhất?

    – Có 3 lực: Áp suất rễ, lực hút phía trên do thoát hơi nước gây ra, lực liên kết giữa các phân tử nước và liên kết giữa phân tử nước với thành mạch dẫn.

    – Lực hút của thoát hơi nước đóng vai trò quan trọng nhất.

    c. Trình bày những tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá:

    + Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ® ảnh hưởng đến thoát hơi nước.

    + Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí).

    + Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm.

    + Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao ® hấp thụ nước càng giảm.

    a. Phân biệt nước tự do với nước liên kết:

    – Nước tự do là những phân tử nước có khả năng chuyển động trong dung dịch mà chưa gắn kết với một phân tử nào khác. Nước tự do có đầy đủ các tính chất của nước như khả năng hòa tan các chất, khả năng dẫn điện, là môi trường diễn ra các phản ứng, là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng…

    – Nước liên kết là những phân tử nước đã liên kết với các phân tử hữu cơ hoặc vô cơ khác. Ví dụ các phân tử nước bao quanh ion Na+ tạo nên một lớp vỏ bao bọc ion này. Nước liên kết không còn các đặc tính vật lý, hóa học của phân tử nước (không có khả năng dẫn nhiệt, không trở thành dung môi…). Nước liên kết có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ các chất hữu cơ, bảo vệ các cấu trúc của tế bào.

    Bình luận

Viết một bình luận