A. Phần Việt Nam ( 14 đ) Câu 1( 6đ) Bằng những dẫn chứng lịch sử từ năm 1941 đến năm 1945, em hãy làm rõ vai trò của lãnh tụ NAQ- HCM đối với Cm tháng

A. Phần Việt Nam ( 14 đ)
Câu 1( 6đ)
Bằng những dẫn chứng lịch sử từ năm 1941 đến năm 1945, em hãy làm rõ vai trò của lãnh tụ NAQ- HCM đối với Cm tháng 8 năm 1945.
Câu 2 (5 đ)
Tại sao Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước? Diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước? Ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước đối với Cách mạng tháng 8 năm 1945
Câu 3( 3 đ)
Chiến lược” chiến tranh cục bộ” ( 1965-1968) và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ( 1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau?
B. Phần lịch sử Thế Giới. ( 6đ)
Câu 4( 3 đ)
Hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị Ianta thág 2/1945? Hội nghị ianta đã có những quyết định quan trọng nào?
Câu 5 ( 3đ)
Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển ” thần kì” của nền kính tế Nhật bản? Theo em, những Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?

0 bình luận về “A. Phần Việt Nam ( 14 đ) Câu 1( 6đ) Bằng những dẫn chứng lịch sử từ năm 1941 đến năm 1945, em hãy làm rõ vai trò của lãnh tụ NAQ- HCM đối với Cm tháng”

  1. Câu 1:

    Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là: Chuẩn bị những điều kiện để giải phóng dân tộc

     – Hoàn thành chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

     – Chuẩn bị lực lượng chính trị

     – Chuẩn bị về lực lượng vũ trang

     – Chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng

     – Dự đoán thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến

     – Là linh hồn của Tổng khởi nghĩa tháng Tám

    Câu 2:

    Tại sao Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước?

    * Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc

      Ở Châu Âu

     – Phát xít Đức bị thất bại liên tiếp

     – Liên quân Anh – Mỹ mở trận mới

     – Pháp giải phóng chính phủ kháng chiến Đờ Gông trở về Pa-Ri

      Ở mặt trận Thái Bình Dương

     – Nhật khốn đốn trước đón tấn công của liên quân Anh – Mỹ

      Ở Đông Dương

     – Pháp ráo riết hoạt động chờ Đồng minh vào đánh quân Nhật

     – Nhật buộc phải đảo chính Pháp dể chiếm Đông Dương

    * Tình hình trong nước:

    Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, tuyên bố giúp đỡ nên độc lập của các dân tộc ở Đông Dương. Tuy nhiên sau đó chúng đã thi hành chính sách bóc lột nhân dân ta rất tàn ác `->` bộ mặt thật của phát xít Nhật bị phơi trần

    – Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghi mở rộng

     +Ra chỉ thị: “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

     + Xác định kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta là phát xít Nhật

     + Đảng phát động cao trào “ Kháng Nhật cứu nước ”

    Diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước?

    – Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng

     + Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đập tan chính quyền địch

     + Thành lập chính quyền cách mạng

    – Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì: Đề ra khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”

     + Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng

     + Tạo nên phong trào đấu tranh mạnh mẽ.

    – Từ đó, phong trào cách mạng lên cao

      + Biểu tình

      + Khởi nghĩa vũ trang

      + Thành lập chính quyền ở nhiều địa phương

    – Ở Quảng Ngãi

     + Tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy

     + Lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa

     + Thành lập chính quyền cách mạng (11-03)

     + Tổ chức đội du kích Ba Tơ.

    Ý nghĩa lịch sử của cao trào kháng Nhật cứu nước đối với Cách mạng tháng 8 năm 1945

    – Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển vượt bậc; kẻ thù hoang mang, suy yếu.

    – Tập dượt cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.

    `=>` Tạo nền tảng cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ

    Câu 3:

    * Giống nhau:

    – Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
    – Chung mục tiêu: Chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 

    – Có sự tham gia và chi phối của:

      + Tiền của

      + Vũ khí

      + Cố vấn quân sự Mĩ

    * Khác nhau

    – Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”

     + Âm mưu: “dùng người Việt đánh người Việt”.

     + Thủ đoạn và hành động: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”.

     + Lực lượng tham gia: Quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ.

     + Địa bàn: Miền Nam

     + Tính chất ác liệt: Không bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

    – Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

     + Âm mưu: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

     + Thủ đoạn và hành động: Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

     + Lực lượng tham gia: Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh. 

     + Địa bàn: Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. 

     + Tính chất ác liệt: Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc. 

    Câu 4:

    Hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị Ianta thág 2/1945?

    – Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:

     + Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

     + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

     + Việc phân chia thành quả chiến thắng.

    – Tháng 2/1945, Mỹ (Ru-dơ-ven), Anh (Sớc-sin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở I-an-ta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

    Hội nghị ianta đã có những quyết định quan trọng nào?

    – Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

    – Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

    – Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

    – Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.

    Câu 5:

    Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển ” thần kì” của nền kính tế Nhật bản?

    – Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là sự phát triển “thần kì”, với những thành tựu chính là : tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hằng năm trong những năm 50 là 15%, những năm 60 là 13,5% ; tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 50 là 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ (830 tỉ USD)…

    – Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính trên thế giới.

    Theo em, những Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?

    – Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

    – Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

    – Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.

    – Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

    Bình luận

Viết một bình luận