a) Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường. – Quan sát một số thực vật: rêu, dương xỉ, một số cây Hạ

a) Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường.
– Quan sát một số thực vật: rêu, dương xỉ, một số cây Hạt trần (nếu có) như bách tán, vạn tuế, trắc bách diệp,…
– Quan sát cây thuộc ngành Hạt kín, chú ý quan sát rễ, thân, lá, hoa, quả. Tìm những điểm khác nhau giữa cây thuộc lớp Một lá mầm và cây thuộc lớp Hai lá mầm.
– Quan sát hình thái một số cây mọc trên mặt nước như bèo, rau muống, …; mọc trong nước như sen, súng, rong đuôi chó,… So sánh chúng với cây trên cạn, từ đó tìm đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường nước.
b) Nhận dạng thực vật, xếp chúng vào nhóm
– Xác định: nấm, địa y không phải là thực vật.
– Nhận dạng và xác định tên một số cây quen thuộc (tên thường gọi).
– Vị trí phân loại (tới ngành, lớp) của những thực vật quan sát được ở trên mặt đất, nước.
c) Quan sát biến dạng của thân, lá, rễ
– Quan sát hình thái của một số cây có rễ, hoặc thân, lá biến dạng.
– Nhận xét môi trường sống của những loại cây đó.
– Nhận xét về sự thay đổi chức năng của các cơ quan biến dạng.
Ví dụ: cây xương rồng, sống nơi khô hạn. Có lá biến dạng thành gai giúp cây hạn chế sự thoát hơi nước; thân màu xanh, mọng nước làm chức năng quang hợp thay lá và dự trữ nước.
d) Quan sát, nhận xét mối quan hệ giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với động vật
– Quan sát hiện tượng cây mọc trên cây
– Quan sát thực vật sống kí sinh như tầm gửi, dây tơ hồng.
– Quan sát: sự thụ phấn nhờ sâu bọ, chim làm tổ trên cây…
– Nhận xét quan hệ giữa thực vật với thực vật và thực vật với động vật.
e) Nhận xét về sự phân bố của thực vật trong khu vực tham quan
– Số loài thực vật nào nhiều, số loài nào ít?
– Số lượng thực vật Hạt kín so với các ngành khác?
– Số lượng cây trồng so với cây hoang dại?

0 bình luận về “a) Quan sát hình thái của thực vật, nhận xét đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường. – Quan sát một số thực vật: rêu, dương xỉ, một số cây Hạ”

  1. a.

    -Quan sát 1 số cây:

    +Rêu:

    Sống trên cạn, nơi ẩm ướt.

    Rễ giả; thân thấp,nhỏ; lá nhỏ, liền với thân;  ko có hoa và hạt.

    +Vạn tuế:

    Sống trên cạn, nơi khô ráo

    Rễ chùm; thân củ, lộ trên mặt đất; lá kim; có hoa gọi là nón; hạt trần

    +Trắc bách diệp:

    Sống trên cạn, nơi khô ráo

    Rễ cọc; thân gỗ thấp; lá kim; hạt trần

    -Quan sát cây hạt kín và so sánh 1 lá mầm với 2 lá mầm:

    +Cây một lá mầm:
     Có dạng thân cỏ (trừ một số có thân đặc biệt như cây cau, tre , nứa …)

    Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm

    Rễ chùm

    Gân lá hình cung, song song

    Hoa có từ 4 đến 5 cánh 
    VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô…

    +Cây hai lá mầm:
    Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo …)
     Rễ cọc
    Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung…)
    Phôi của hạt có hai lá mầm
    – Số cánh hoa đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
    VD: rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua …

    -Quan sát cây trên và trong nước 

    +Rau muống: thân bò; thân biến dạng có các khoảng trống chứa không khí giúp cây nổi trên mặt nước.

    +Súng: thân củ chìm dưới nước, lá có cuống dài,phiến lá to giúp nổi trên mặt nước 

    →Nhận xét: Các cây sống trong môi trường nước thường có thân nhẹ, xốp hoặc cuống lá dài, phiến lá to giúp nổi trên mặt nước 

    b.

    -Xác định: 

    +Nấm thuộc giới nấm do là sinh vật hoại sinh, ko quang hợp 

    +Địa y: ko phải thực vật do là hình thức cộng sinh của nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào

    -Một số cây quen thuộc: Thầu dầu, đa, xà cừ, phượng, cam, xoài,lúa, rau muống, cau….

    -Phân loại:

    +Trên cạn:

    Xoài: ngành hạt kín, lớp 2 lá mầm

    Cam: ngành hạt kín, lớp 2 lá mầm

    Ngô: ngành hạt kín, lớp 1 lá mầm

    Cau: ngành hạt kín, lớp 1 lá mầm

    +Dưới nước:

    Rau muống:Ngành hạt kín, lớp 2 lá mầm

    Lúa : ngành hạt kín, lớp 1 lá mầm.

    c.Quan sát cây có rễ, thân, lá biến dạng và vai trò

    +cây sắn: rễ biến dạng thành củ, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng.

    +Cây cải củ: rễ biến dạng thành củ, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng 

    +Cây hoa hồng: thân biến dạng thành các gai có tác dụng bảo vệ cây

    +cây xương rồng có lá biến dạng thành các gai bảo vệ cây.

    d.Quan sát các mối quan hệ, rút ra nhận xét 

    -Cây mọc trên cây:Hội sinh, 1 cây được lợi còn 1 cây ko có lợi cũng ko bị hại.

    vd: các hạt cây nhỏ nảy mầm và mọc trong các hốc cây lớn.

    -Kí sinh: 1 cây có lợi, 1 cây bị hại.

    vd: Tầm gửi kí sinh: tầm gửi hút nước và chất dinh dưỡng của cây lớn nên có lợi, cây lớn bị hại.

    -Sự thụ phấn: cộng sinh, cây được thụ phấn còn đv ăn mật và phấn hoa

    -Chim làm tổ: Hội sinh, chim có nơi ở còn cây ko bị ảnh hưởng gì.

    → Nhận xét: Mối quan hệ giữa thực với thực vật và thực vật với động vật rất đa dạng và phức tạp, có thể có lợi cũng có thể gây hại cho nhau.

    e.Nhận xét sự phân bố 

    – Các loài thực vật hạt kín và hạt trần có sự phân bố đa dạng và đồng đều, các cây hạt kín có số lượng lớn hơn.

    -Cây trồng có số lượng loài ít hơn các cây hoang dại.

    *Làm dài mệt ghê ! mà lỡ nhận nên phải giúp ????*

    Bình luận

Viết một bình luận