a. Thế nào là nhân hoá? Kể tên các kiểu nhân hoá?
b. Tìm phép nhân hoá có trong những đoạn trích dưới đây, gạch chân những từ ngữ nhân hoá và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hoá nào?
(1) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
(2) Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước.
(3) Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết.
a, – Nhân hóa là gọi hoặc tả Sự vật, sự việc hiện tượng ..(con vật, cây cối, đồ vật,.. ) bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
– Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật
+ Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
b, (1) Núi cao chi lắm núi ơi ⇒ Dùng từ gọi người để gọi vật
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
Hoạt động, tính chất của người để chỉ vật
(2) Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước.
Hoạt động, tính chất của người để chỉ vật
(3) Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết.
Xưng hô như với người Hoạt động,tính chất…của người để chỉ vật
a.
– Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,.. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, …
– Các kiểu nhân hóa:
+ Dùng từ ngữ, hành động của người chỉ vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
b.
(1) Núi cao chi lắm núi ơi!
`->` Kiểu nhân hóa: Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
(2) Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước.
`->` Kiểu nhân hóa: Dùng từ ngữ, hành động của người chỉ vật.
(3) Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết.
`->` Kiểu nhân hóa:
+ Dùng từ ngữ, hành động của người chỉ vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.