A. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất
Câu 1: Lịch sử là
A. khoa học tìm hiểu về quá khứ.
B. những gì đã diễn ra trong quá khứ
C. sự hiểu biết của con người về quá khứ
D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người.
Câu 2: Theo Công lịch một năm có
A. 365 ngày, chia làm 12 tháng
C. 366 ngày, chia làm 12 tháng B. 365 ngày, chia làm 13 tháng
D. 366 ngày, chia làm 13 tháng
Câu 3: Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?
A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450 cm3)
B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)
C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)
D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn.
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy ?
A. Xã hội loài người bắt đầu phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp
B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu trong khoa học – kĩ thuật
C. Xã hội loài người, mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm
D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại, và các tầng lớp khác
Câu 5 Điểm tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của Người tinh khôn so với Người tối cổ là:
A. Công cụ được ghè đẽo thô sơ B. Công cụ được ghè đẽo cẩn thận hơn.
C. Công cụ đã biết mài ở lưỡi cho sắc D. Công cụ bằng kim loại.
Câu 6: Một thiên niên kỷ gồm bao nhiêu năm?
A. 2000 năm B. 10 năm C. 100 năm D. 1000 năm
Câu 7: Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?
A. Ánh sáng của mặt trời
B. Nước sông hàng năm
C. Thời tiết
D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng
Câu 8: Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?
A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.
B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.
C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.
D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
Câu 9. Nối tên các nhà khoa học sao cho phù hợp lĩnh vực nghiên cứu:
Tên các nhà khoa học Lĩnh vực nghiên cứu
1. Ác-si-mét a. Triết học
2. Stơ-ra-bôn b. Sử học
3. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít c. Địa lí
4. Pla-tôn, A-ri-xtốt d. Vật lí
B. Tự luận: (7điểm)
Câu 10 (2 điểm) Người ta đã dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?
Câu 11 (1,5 điểm)
Hãy giải thích vì sao khi sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thủy tan rã?
Câu 12 (2,5 điểm) Người Hi lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
Câu 13 (1 điểm) Vì sao nước Âu Lạc sụp đổ? Qua đó em rút ra bài học gì đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay?
1.B
2.A
3.A
4.A
5.C
6.D
7.D
8.?
9.?
TỰ LUẬN:?
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: C
Câu 6: D
Câu 7: D
Câu 8: C
Câu 9: 1-d; 2-c; 3-b; 4-a
Câu 10:
Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau:
– Tư liệu truyền miệng
– Tư liệu hiện vật
– Tư liệu chữ viết
Câu 11:
* Khoảng 4000 năm TCN,con người đã phát hiện ra kim loại, dùng kim loại làm công cụ lao động.
-Công cụ kim loại ra đời,sản xuất phát triển,của cải dư thừa.
-Xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo,hình thành giai cấp.
=>Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã
Câu 12:
– Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch), tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
– Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c, ban đầu là 20 chữ, sau là 26 chữ.
– Các lĩnh vực khoa học khác: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,… với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …
– Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, …
– Kiến trúc, điêu khắc: các công trình kiến trúc và điêu khắc như đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ .
Câu 13: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ vì:
– Triệu Đà cắt đất 3 quận phía nam, thành lập nước Nam Việt và đem quân đánh các vùng xung quanh rồi đánh nước Âu Lạc.
– Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại quân triệu.
– Triệu Đà vờ xin hòa, dùng mưu kế chia rẽ nội bộ Âu Lạc.
– Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương chủ quan không đề phòng nên đã thất bại.
=> Nhà nước Âu Lạc sụp đổ.