A/ TRẮC NGHIỆM:
Hãy chọn ý đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật đến năm 1957, Liên Xô đã đạt thành tựu quan trọng gì?
A. Đưa con người lên Mặt trăng.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.
Câu 2: Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là
A. giải quyết các tranh chấp với nhau bằng biện pháp hòa bình.
B. tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
C. quan hệ hợp tác giữa các nước cùng nhau phát triển và có hiệu quả.
D. hợp tác kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì hoà bình, ổn định khu vực.
Câu 3: Thắng lợi mở đầu phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi
A. cách mạng Ai Cập. B. cách mạng Ăng-gô-la.
C. cách mạng An-giê-ri. D. cách mạng Ê-ti-ô-bi-a.
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của Liên hợp quốc từ khi thành lập?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế văn hóa.
C. Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Phát triển quan hệ trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền.
Câu 5: Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và Đông Âu.
B. Có sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.
C. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
D. Tinh thần lao động tự lực của các nước Tây Âu.
Câu 6: Đâu không phải là biểu hiện của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”?
A. Cùng với các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang.
B. Thành lập các khối quân sự và các căn cứ quân sự.
C. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tăng cường ngân sách quốc phòng lo củng cố khả năng phòng thủ.
Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo là gì?
A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mĩ.
B. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
C. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Câu 8: Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì ?
A. Chỉ quan hệ với các nước có nền kinh tế lớn.
B. Muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 9: Dựa vào yếu tố nào mà nhiều người dự đoán: “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”?
A. Các nước đều ổn định về chính trị. B. Các nước đều giành được độc lập.
C. Tăng trưởng nhanh về kinh tế. D. Do tình hình châu Á không ổn định.
Câu 10: Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối đổi mới (năm 1978) là
A. lấy cải cách kinh tế làm trung tâm.
B. lấy đổi mới chính trị làm trung tâm.
C. đổi mới kính tế và đổi mới chính trị được tiến hành đồng thời.
D. đổi mới chính trị là nền tảng để đẩy mạnh đổi mới kinh tế.
Câu 11: Mục tiêu cơ bản trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì?
A. Trở thành chủ nợ của thế giới tư bản. B. Phát triển thành cường quốc công nghiệp . C. Trở thành trung tâm tài chính thế giới. D. Tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 12: Nguyên thủ của quốc gia nào không tham gia hội nghị I-an-ta (2/1945) ?
A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Liên xô.
Câu 13: Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, Mĩ can thiệp vào khu vực Đông Nam Á làm cho các nước trong khu vực
A. cùng đứng lên chống Mĩ. B. đều bị lôi kéo theo nước Mĩ.
C. mâu thuẫn đối đầu nhau. D. phân hóa đường lối đối ngoại.
Câu 14: Biến đổi quan trọng nhất của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. hầu hết các nước đã giành được độc lập. B. đạt được nhiều thành tựu kinh tế to lớn. C. đến năm 1999, gia nhập tổ chức ASEAN. D. trở thành trung tâm kinh tế-tài chính thế giới.
Câu 15: Xu thế chung của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh” đến nay là
A. hòa hoãn, hòa dịu trong mối quan hệ quốc tế.
B. hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
C. nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự và nội chiến.
D. điều chỉnh chiến lược, phát triển kinh tế làm trọng điểm.
B/ TỰ LUẬN:
1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay đạt được những thành tựu chủ yếu nào? Là học sinh, em sẽ làm gì trước những tác động do cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật mang lại? (3đ)
2. Bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản. (2đ)
———————————– HẾT ———————————–
1. C
2. D
3. A
4. C
5. B
6. D
7. B
8. C
9. C
10. A
11. D
12. C
13. D
14. A
15. A
Câu 1:
*Hình 1*
Câu 2:
*Hình 2 + 3*
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: B
Câu 6: D
Câu 7: B
Câu 8: C
Câu 9: C
Câu 10: A
Câu 11: D
Câu 12: C
Câu 13: D
Câu 14: A
Câu 15: A
Câu 1:
* Thành tựu:
+ Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.
+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều …
+ Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime
+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.
+ Chinh phục vũ trụ.
* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.
* Là hs em sẽ học tập củng cố kiến thức ,tiếp thu những thành tựu cuae KH-KT để pt đất nước , sáng chế ra nhiều phát minh giúp cho cuộc sống
Câu 2:
+ Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
+ Dựa vào thành tựu khoa học – kĩ thuật…
+ Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao (thu 114 tỉ USD trong chiến tranh).
+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
+ Nhà nước đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý.