a.Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu

a.Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất.
b. Các nhiễm sắc tử đính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau ra trong giảm phân II và trong nguyên phân như thế nào?
Tại sao cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào cuối kì giữa của giảm phân I?

0 bình luận về “a.Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a. Thời điểm xử lí đột biến (loại trừ các yếu tố như: loại tác nhân gây đột biến, cường độ, liều lượng, loại trung bình) thì:
    – Tác động vào pha S sẽ gây đột biến gen.
    – Tác động vào pha G2 sẽ gây đột biến số lượng NST.
    – Riêng đột biến cấu trúc NST dù tác động vào pha nào cũng sẽ gây đột biến.

    chúc bạn học tốt!

    Bình luận
  2. Giải thích các bước giải:

    a. Thời điểm xử lí đột biến (loại trừ các yếu tố như: loại tác nhân gây đột biến, cường
    độ, liều lượng, loại TB) thì:
    – Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen.
    – Tác động vào pha G2 dễ gây đột biến số lượng NST.
    – Riêng đột biến cấu trúc NST dù tác động vào pha nào cũng dễ gây đột biến.
    b. – Các nhiễm sắc tử được gắn với nhau dọc theo chiều dài của chúng bằng các phức protein được gọi là cohensin.
    – Trong nguyên phân, sự gắn kết này kéo dài tới tận cuối kì giữa, khi enzim phân hủy cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực đối lập của tế bào.
    – Trong giảm phân, sự gắn kết các nhiễm sắc tử được giải phóng qua hai bước:
    + Trong kì sau I, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các nhiễm sắc thể tương đồng tách nhau ra.
    + Ở kì sau II, cohensin được loại bỏ ở tâm động cho phép các nhiễm sắc tử tách rời nhau.
    – Cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào cuối kì giữa I vì có protein shugoshin bảo vệ cohensin khỏi bị phân hủy ở tâm động.

    Bình luận

Viết một bình luận