Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài cảnh khuya và nêu tác dụng

By Ruby

Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài cảnh khuya và nêu tác dụng

0 bình luận về “Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài cảnh khuya và nêu tác dụng”

  1. – Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ: + Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.- Tác dụng: + Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

    Trả lời
  2. + So sánh: “tiếng suối- tiếng hát”. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Thể hiện cảm nhận tinh tế của thi nhân. 

    + điệp từ: lồng. Sự đan cài, hoà hợp giữa thiên nhiên và con người. 

    + so sánh “cảnh khuya- vẽ người chưa ngủ” tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Tái hiện chân thực, sống động hình ảnh thi nhân trong muôn vàn nỗi lo. 

    + điệp từ: chưa ngủ. Nhấn mạnh tấm lòng của Người với dân tộc, nhân dân. 

    Trả lời

Viết một bình luận