Ai có tài liệu hay bài văn viết về từ ấy không ạ cho em xin với vì thứ 2 em thi rồi nên bây giờ rất cần ạ :((
0 bình luận về “Ai có tài liệu hay bài văn viết về từ ấy không ạ cho em xin với vì thứ 2 em thi rồi nên bây giờ rất cần ạ :((”
Chế Lan Viên từng nói ” Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… anh là con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp” Không ai khác, Chế Lan Viên đang nói đến Tố Hữu- một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một nhà cách mạng yêu nước. Thơ ông luôn gắn liền với cách mạng, tiêu biểu là bài thơ Từ Ấy trích tập thơ cùng tên được ông sáng tác năm 18 tuổi, năm ông ra nhập đảng với niềm vui khôn xiết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói trong tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim
“Từ ấy” là tên bài thơ, là tên tập thơ cũng là thời điểm trong đời Tố Hữu. Những năm trước cánh mạng là” những ngày bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, chọn một dòng để nước trôi” nhưng vào năm 1938, gặp đảng là lúc tìm được ánh sáng. ” từ ấy” không còn chỉ là thời điểm vô danh trôi chìm trong quên nhớ đời người mà đã trở thành thời khắc thiên liêng không thể lãng quên phai nhạt. Vào thời khắc ấy , trong hồn thi sĩ ” bừng nắng hạ” . Hình ảnh nắng hạ thật chói chang khác cái nắng nhợt nhạt của mùa xuân, cái nắng hanh của mùa thu. Những tia nắng hạ làm lá thêm xanh , hoa thêm ngát, trái thêm ngọt, đất trời thêm cao. Không những vậy, ” nắng hạ” trong bài thơ cho ta nguồn sáng rất ấm, rất tươi của tinh thần, của linh hồn. Nó làm ” bừng” sáng tâm hồn, bừng lên niềm vui, bừng dậy cả nguồn sống, bừng thức cả một miền kí ức thật đẹp đẽ. Ánh sáng ấy chỉ có thể là của mặt trời, đó là sự sống, hơi ấm bao la bất biến của vũ trụ. Đó là ánh sáng của ” mặt trời chân lí” là ánh sáng của đảng.
Niềm vui ấy không hề dừng lại, mà ngày càng tăng lên với các hình ảnh ” vườn hoa lá”, ” tiếng chim ca”,.. mở ra cho người độc đó là khu vườn xuân tươi mới tràn ngập sắc xanh của cây, hương thơm của hoa và những tiếng chim hót ríu rít tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui của tác giả đã thoát khỏi ước lệ tượng trưng, nó tươi sáng trẻ trung có chút bồng bột say mê của chàng trai xanh tuổi trẻ lòng. Câu thơ với kiểu định nghĩa rất mới mẻ viết bằng cảm xúc dạt dào mãnh liệt với các hình ảnh rất cụ thể khiến cho ta cảm nhận được niềm vui và say mê khi tác giả được kết nạp đảng.
Nếu khổ thơ thứ nhất cho ta cảm nhận được niềm vui, sự say mê của tác giả thì đến khổ hai chính là những nhận thức mới về lí lẽ sống:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với muôn nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Khổ thơ với điệp ngữ kết hợp với nhịp thơ nhanh, trôi chảy, hơi thở liền mạch, giọng thơ sôi nổi thiết tha tràn đầy nhiệt tình nhiệt huyết
Việc sử dụng động từ ” buộc” thể hiện một lòng tự nguyện chan hòa lòng mình cùng mọi người , tác giả dường như muốn mình trải lòng cùng quần chúng nhân dân cần lao của bao kiếp người đau khổ. Đó là những trẻ em bán dạo, người ở, đầy tờ, những người nông dân khổ cực sớm hôm,… Tố Hữu với mong muốn đồng cảm, xót thương đoàn kết với những người dân ngoài kia mà mở hồn ” trang trải” với “khối đời”. Có lẽ đó là một lẽ sống lớn, tình cảm lớn với mọi người.
Tiếp tục mạch cảm xúc là những biến chuyển trong tâm hồn thi sĩ và mong muốn tột cùng hòa mình với đời:
Ta đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ
Khổ thơ cuối là sự suốt hiện của tập thể với các cụm từ chỉ số lượng lớn ” vạn nhà”, “vạn kiếp” ” vạn đầu” và đại từ “ta” , tác giả một lần nữa khẳng định tình cảm gắn bó của mình với mọi người, những người sống nghèo khổ , tuổi cao nhưng còn gánh nhiều nỗi cơ cực, những trẻ em thời ấy không có cơm ăn áo mặc, lang thang không nhà và tất cả mọi người trên thế gian này. Đây là bước chuyển từ cái tôi sang cái ta rõ rệt nhất, tình cảm thay đổi cũng bắt nguồn từ nhận thức về lẽ sống, nó ập đến trong lòng tác giả như một mối duyên , có thể nói là mối duyên giữa thi sĩ và ánh sáng chân lí của đảng. Đặt tác phẩm vào thời đại và bối cảnh bấy giờ năm 1938, thời điểm mà các nhà trí thức tiểu tư sản đang đề cao cái tôi cá nhân thì Tố Hữu đã có thể buông bỏ cái tôi để hòa mình cùng cái ta của thế gian. Điều này cho thấy sức mạnh to lớn của lí tưởng cách mạng đã cảm hóa con người, soi sáng đường đi cho họ, hướng họ về phía mặt trời.
Với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, và chất trữ tình chính trị sâu sắc, thơ Tố Hữu đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho những thế hệ thanh niên yêu nước. Và bài thơ Từ ấy của ông truyền cho ta ngọn lửa, nhiệt huyết và khát vọng tuổi trẻ lớn lao.
Chế Lan Viên từng nói ” Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… anh là con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp” Không ai khác, Chế Lan Viên đang nói đến Tố Hữu- một nhà thơ của lí tưởng cộng sản, một nhà cách mạng yêu nước. Thơ ông luôn gắn liền với cách mạng, tiêu biểu là bài thơ Từ Ấy trích tập thơ cùng tên được ông sáng tác năm 18 tuổi, năm ông ra nhập đảng với niềm vui khôn xiết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói trong tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
“Từ ấy” là tên bài thơ, là tên tập thơ cũng là thời điểm trong đời Tố Hữu. Những năm trước cánh mạng là” những ngày bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, chọn một dòng để nước trôi” nhưng vào năm 1938, gặp đảng là lúc tìm được ánh sáng. ” từ ấy” không còn chỉ là thời điểm vô danh trôi chìm trong quên nhớ đời người mà đã trở thành thời khắc thiên liêng không thể lãng quên phai nhạt. Vào thời khắc ấy , trong hồn thi sĩ ” bừng nắng hạ” . Hình ảnh nắng hạ thật chói chang khác cái nắng nhợt nhạt của mùa xuân, cái nắng hanh của mùa thu. Những tia nắng hạ làm lá thêm xanh , hoa thêm ngát, trái thêm ngọt, đất trời thêm cao. Không những vậy, ” nắng hạ” trong bài thơ cho ta nguồn sáng rất ấm, rất tươi của tinh thần, của linh hồn. Nó làm ” bừng” sáng tâm hồn, bừng lên niềm vui, bừng dậy cả nguồn sống, bừng thức cả một miền kí ức thật đẹp đẽ. Ánh sáng ấy chỉ có thể là của mặt trời, đó là sự sống, hơi ấm bao la bất biến của vũ trụ. Đó là ánh sáng của ” mặt trời chân lí” là ánh sáng của đảng.
Niềm vui ấy không hề dừng lại, mà ngày càng tăng lên với các hình ảnh ” vườn hoa lá”, ” tiếng chim ca”,.. mở ra cho người độc đó là khu vườn xuân tươi mới tràn ngập sắc xanh của cây, hương thơm của hoa và những tiếng chim hót ríu rít tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui của tác giả đã thoát khỏi ước lệ tượng trưng, nó tươi sáng trẻ trung có chút bồng bột say mê của chàng trai xanh tuổi trẻ lòng. Câu thơ với kiểu định nghĩa rất mới mẻ viết bằng cảm xúc dạt dào mãnh liệt với các hình ảnh rất cụ thể khiến cho ta cảm nhận được niềm vui và say mê khi tác giả được kết nạp đảng.
Nếu khổ thơ thứ nhất cho ta cảm nhận được niềm vui, sự say mê của tác giả thì đến khổ hai chính là những nhận thức mới về lí lẽ sống:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Khổ thơ với điệp ngữ kết hợp với nhịp thơ nhanh, trôi chảy, hơi thở liền mạch, giọng thơ sôi nổi thiết tha tràn đầy nhiệt tình nhiệt huyết
Việc sử dụng động từ ” buộc” thể hiện một lòng tự nguyện chan hòa lòng mình cùng mọi người , tác giả dường như muốn mình trải lòng cùng quần chúng nhân dân cần lao của bao kiếp người đau khổ. Đó là những trẻ em bán dạo, người ở, đầy tờ, những người nông dân khổ cực sớm hôm,… Tố Hữu với mong muốn đồng cảm, xót thương đoàn kết với những người dân ngoài kia mà mở hồn ” trang trải” với “khối đời”. Có lẽ đó là một lẽ sống lớn, tình cảm lớn với mọi người.
Tiếp tục mạch cảm xúc là những biến chuyển trong tâm hồn thi sĩ và mong muốn tột cùng hòa mình với đời:
Ta đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
Khổ thơ cuối là sự suốt hiện của tập thể với các cụm từ chỉ số lượng lớn ” vạn nhà”, “vạn kiếp” ” vạn đầu” và đại từ “ta” , tác giả một lần nữa khẳng định tình cảm gắn bó của mình với mọi người, những người sống nghèo khổ , tuổi cao nhưng còn gánh nhiều nỗi cơ cực, những trẻ em thời ấy không có cơm ăn áo mặc, lang thang không nhà và tất cả mọi người trên thế gian này. Đây là bước chuyển từ cái tôi sang cái ta rõ rệt nhất, tình cảm thay đổi cũng bắt nguồn từ nhận thức về lẽ sống, nó ập đến trong lòng tác giả như một mối duyên , có thể nói là mối duyên giữa thi sĩ và ánh sáng chân lí của đảng. Đặt tác phẩm vào thời đại và bối cảnh bấy giờ năm 1938, thời điểm mà các nhà trí thức tiểu tư sản đang đề cao cái tôi cá nhân thì Tố Hữu đã có thể buông bỏ cái tôi để hòa mình cùng cái ta của thế gian. Điều này cho thấy sức mạnh to lớn của lí tưởng cách mạng đã cảm hóa con người, soi sáng đường đi cho họ, hướng họ về phía mặt trời.
Với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, và chất trữ tình chính trị sâu sắc, thơ Tố Hữu đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho những thế hệ thanh niên yêu nước. Và bài thơ Từ ấy của ông truyền cho ta ngọn lửa, nhiệt huyết và khát vọng tuổi trẻ lớn lao.