Ai giúp mình 10 câu này với ạ! Hứa cho 5 sao cho mọi câu trả lời!
Câu 11: Cho các cặp chất sau, cặp chất nào không phản ứng được với nhaủ?
A. H 2 O và F 2 B. dung dịch KBr và Cl 2 C. dung dịch KCl và I 2 D. dung dịch HF và SiO 2
Câu 12: Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là
A. AgNO 3 B. Ba(OH) 2 C. NaOH D. Ba(NO 3 ) 2
Câu 13: Có 4 bình không nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: HCl , HNO 3 , KCl , KNO 3 .
Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là
A. quỳ tím, dung dịch AgNO 3 . B. phênolphtalein, dung dịch AgNO 3 .
C. dung dịch AgNO 3 , phênolphtalein. D. dung dịch NaOH, dung dịch AgNO 3 .
Câu 14: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được
muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Fe.
Câu 15: Cho các phản ứng sau
4HCl + MnO 2
MnCl 2 + Cl 2 + 2H 2 O.
2HCl + Fe
FeCl 2 + H 2 .
14HCl + K 2 Cr 2 O 7
2KCl + 2CrCl 3 + 3Cl 2 + 7H 2 O.
6HCl + 2Al
2AlCl 3 + 3H 2 .
16HCl + 2KMnO 4
2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Mg(HCO 3 ) 2 , Fe, CuO, NaOH. B. AgNO 3 , CO 2 , Cu(OH) 2 , Mg.
C. KNO 3 , CaCO 3 , Fe(OH) 3 , Na. D. FeS, BaSO 4 , KOH, Al.
Câu 17: Cho hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thì được 4,48lít H 2 (đktc). Mặt khác A tác
dụng vừa đủ với 5,6 lít clo (đktc). % khối lượng Mg trong A là
A. 57%. B. 70%. C. 43%. D. 30%.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CaO và CaCO 3 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A
và 0,448 lit khí CO 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch A được 3,33gam muối khan. Số gam mỗi chất trong X lần
lượt là
A. 0,28gam ; 0,2 gam B. 2,8 gam ; 2 gam C. 5,6 gam ; 20 gam D. 0,56 gam ; 2,0 gam
Câu 19: Hoà tan 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí
(đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 2,0 lít B. 4,2 lít C. 4,0 lít D. 14,2 lít
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 20gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được
11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 55,5 B. 91,0 C. 90,0 D. 71,0
11.B
12.A
13.A
14.D
15.B
16.B
17.D
18.A
19.C
20.A
mik chỉ giúp bn thôi , chứ điểm của bn cho ít mà cho dài thế ko ai làm đâu chúc bn học tốt
Đáp án:
Xem đáp án ở dưới nha tềnh yêu! ????????????
Giải thích các bước giải:
11C
2KCL + I2 -> CL2 + 2KI
Sai ở đây là do trong dãy Halogen, chất có tính Oxh mạnh hơn mới đẩy đc chất yếu hơn, mà tính Oxh giảm dần từ F2 -> CL2 -> Br2 -> I2 -> At!
12A
Thường Ag và các dd halogen tạo thành kết tủa! (AgCL trắng, AgBr vàng, AgI tím…)
Nên dùng AgNO3 là chắc bài!
13A
Có 4 lọ, dùng quỳ tím => 2 lọ làm quỳ hoá đỏ (HCL, HNO3) và 2 lọ không (KCL, KNO3, muối của bazơ và axit mạnh, độ pH xấp xỉ 7)!
Thử lần lượt AgNO3 vào 2 lọ làm quỳ hoá đỏ, lọ nào xuất hiện kết tủa trắng (AgCL) là HCL, kia là HNO3 ko PỨ (cùng gốc NO3); tương tự khi nhỏ dd AgNO3 vào 2 lọ ko làm quỳ đổi màu, lọ nào xuất hiện kết tủa trắng (AgCL) là KCL, còn lại là KNO3 ko PỨ!
14D
Nếu học lên 12 bạn sẽ hiểu rõ cái này, dãy hoạt động hoá học mở rộng, kim loại sắt!
2Fe + 3CL2 -> 2FeCL3 (X)
Fe + 2HCL -> FeCL2 (Y) + H2
Fe(2+)(3) Fe(3+)(1)
Fe(2) Fe(2+)(4)
Theo quy tắc alpha (mình viết thứ tự 1,2,3,4 cho bạn thấy á) thì (1) + (2) -> (3) + (4) => 2FeCL3 + Fe -> 3FeCL2 (Y nè ^^)!
15C
HCL thể hiện tính khử, có nghĩa là 1 là H(+) tăng số oxh, 2 là CL(-) tăng số oxh!
H(+) thì full rồi, ko tăng nữa => Chỉ còn trường hợp CL(-) tăng -> CL(0)!
Các PỨ (1), (3), (5) thoả!
16A
Gốc HCO3(-) trong muối đầu td H(+) trong HCL sinh ra khí CO2 và nước!
Fe td HCL sinh ra khí H2
CuO và NaOH td HCL đều cho ra nước!
Do đó A đúng!
Ở các đáp án khác có KNO3 ko td vì sản phẩm sinh ra có thể td lẫn nhau cho về 2 chất ban đầu, BaSO4 ko tan trong HCL,…!
17D
Đặt x, y lần lượt là số mol Mg, Fe!
x + y = 0,2
x + 1,5y = 0,25
=> x = y = 0,1 mol => m của 2 chất = 8g, mMg = 2,4g => %mMg = 2,4/8 = 30%!
18D
CaO + 2HCL -> CaCL2 + H2O
CaCO3 + 2HCL -> CaCL2 + CO2 + H2O
mMuối khan = 3,33/111 = 0,03 mol (là khối lượng CaCL2 sinh ra ở cả 2 PTrình)!
nCO2 = 0,02 mol => nCaCO3 = 0,02 mol => mCaCO3 = 2g (1)
Ta có : nCaCL2 ở PTrình 2 = nCO2 = 0,02 mol => nCaCL2 ở PTrình 1 = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol = nCaO => mCaO = 0,56g (2)
(1) (2) lần lượt là kết quả!
19C
VHCL = nHCL/[HCL]
nH2 = 0,1 mol (khí H2 sinh ra khi Fe td HCL)!
Bảo toàn Hidro : nHCL = 2nH2 = 0,2 mol (1)
nFe = nH2 = 0,1 mol => mFe = 5,6g => mFeO = 12,8 – 5,6 = 7,2 g
=> nFeO = 0,1 mol => nHCL = 2nFeO = 0,2 mol (2)
(1) + (2) được tổng số mol HCL Pứ là 0,4 mol!
=> VHCL = 0,4/0,1 = 4 lít!
20A
Bài này coi như a tặng mầy cách giải cực độc nè! ????
Đặt x, y lần lượt là số mol của Mg, Fe
x + y = 0,5
24x + 56y = 20
=> x = y = 0,25 mol
Đây, chỗ hay đây:
Từ 1 mol Mg, Fe -> 1 mol MgCL2, FeCL2 tăng lên 71g
=> mMuối khan = mFe + mMg + 2(71)(0,25) = 55,5 g
Được có gì cho a xin câu trả lời bình thường nhất nhá, chúc m học giỏi! ????