AI LÀM ĐẦU TIÊN VOTE CHO 5 SAO VÀ 1 CTLHN LUÔN C1: Âm mưu , kế hoạch của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam ( Lí do , nguyên nhân ) -Pháp : —

By Arya

AI LÀM ĐẦU TIÊN VOTE CHO 5 SAO VÀ 1 CTLHN LUÔN
C1: Âm mưu , kế hoạch của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam ( Lí do , nguyên nhân )
-Pháp : ……..
-Việt Nam:…….
-Mục đích :…….
C2: Thời gian và ý nghĩa của phong trào Cần Vương , khởi nghĩa Yên Thế
C3: Hệ thống điều ước Pháp – Nam:
Nội dung của + Hiệp ước Nhâm Tuất
+ Hiệp ước Giáp Tuất
+ Hiệp ước Hác Măng
+ Hiệp ước Pa-tơ-rốt
GIÚP MIK VỚI MAI MIK PHẢI KIỂM TRA 1 TIẾT RỒI. LÀM ƠN .

0 bình luận về “AI LÀM ĐẦU TIÊN VOTE CHO 5 SAO VÀ 1 CTLHN LUÔN C1: Âm mưu , kế hoạch của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam ( Lí do , nguyên nhân ) -Pháp : —”

  1. Câu 1 :

    Âm mưu xâm lược của thực dân pháp Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai (Versaiìles) năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX.

    Cuối cùng, sau khi liên quân Pháp – Anh đánh xong Quảng Châu (5 – 1 – 1858) và dùng áp lực quân sự buộc phong kiến Trung Quốc kí điều ước Thiên Tân (27 – 6 – 1858), Giơnuiy kéo ngay quân xuống hợp với quân Tây Ban Nha do đại tá Palăngca (Palanca) chỉ huy, rồi dong buồm kéo thẳng tới Đà Nẵng dàn trận từ chiều ngày 31 – 8 – 1858. Pháp và Tây Ban Nha liên minh quân sự với nhau vì trong số các giáo sĩ nước ngoài bị triều đình Huế giam giữ giết hại hồi đó có một số người Tây Ban Nha. Tư bản Tây Ban Nha cũng nhiều lần dòm ngó các vùng Đồ Sơn, Quảng Yên ngoài Bắc, nên nữ hoàng Tây Ban Nha là Idaben II  sẵn sàng câu kết với Pháp trong cuộc viễn chinh này để kiếm lợi

    * Nếu dài thì báo mik , mik cắt nhé !!

    Câu 2 :

    Ý nghĩa  đối với phong trào yêu nước về sau cũng như lịch sử Việt Nam cận đại. Tuy thất bại song phong trào cần vương đã mang lại nhiều bài học vô cùng quý báu về xây dựng căn cứ, tổ chức và xây dựng lực lượng chiến tranh, đường lối lãnh đạo hay cách kết hợp các hình thức đấu tranh,…

    Thời gian  năm 1885 đến năm 1896

    Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế

    + Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

    + Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

    + Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

    Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn :

    – Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

    – Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

    Câu 3 :

    + Hiệp ước Nhâm Tuất : Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
    – Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
    – Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).

    + Hiệp ước Giáp Tuất :

    • Triều đình Huế tỏ ra vô cùng hoang mang và dao động vô căn cứ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi với nhân dân ta. 
    • Với nội dung của hiệp ước này, triều đình Huế đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, đồng thời lại tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
    • Hiệp ước Giáp Tuất tuy nói là “Hòa ước” giữa hai nước nhưng hầu như chỉ mang đến lợi ích cho thực dân Pháp. Bản Hiệp ước này mang nhiều mâu thuẫn vô lý cho thấy sự ngang ngược và hống hách của thực dân Pháp. Ví dụ ở điều 2, tuy Pháp công nhận độc lập cho An Nam nhưng lại đòi An Nam có các chính sách ngoại giao thích ứng với Pháp tại điều 3. .
    • Thực ra Pháp vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh Pháp – Phổ trong thời gian gần đây. Điều này khiến Pháp không có cơ hội thuận lợi để tiếp tục cuộc chiến tranh viễn chinh lâu dài. Chính vì vậy thời điểm này Pháp đồng ý hòa hoãn nhưng vẫn muốn kiếm cớ để can thiệp và chính sách ngoại giao của An Nam sau này. 

    + Hiệp ước Hác Măng :

    • Với bản Hiệp ước này, triều đình Huế đã tự tay tước bỏ đi quyền trị vì ở ngay tại quốc gia dân tộc mình. Làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến. Đẩy đất nước ta bước vào thời kỳ lệ thuộc, đẩy nhân dân ta vào cảnh nô lệ lầm than.
    • Tự tay ký vào bản Hiệp ước chính là thể hiện sự nhu nhược, đớn hèn của triều đình Huế. Đáng sợ hơn nữa đó là sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ tay sai đã quay lưng lại với lợi ích dân tộc. Chính vì vậy, đây chính là sự thất bại đau đớn của triều đình phong kiến.

    + Hiệp ước Pa-tơ-rốt :

    • Chia nước ta ra làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ (An Nam) và Nam Kỳ. Mỗi kỳ đều có một chế độ khác nhau, chế độ cai trị như ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ đặt dưới sự bảo hộ của Pháp nhưng về danh nghĩa triều đình nhà Nguyễn vẫn được quyền cai trị
    • Ba tỉnh Bắc Kỳ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh sáp nhập vào Trung Kỳ, tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ

    * Chúc cậu học tốt !!! Nhớ tick cho mik 5 sao , 1 cảm ơn và câu trả lời hay nhất nhé .

    Trả lời

Viết một bình luận