Ai ơi giải giúp mình với Câu 1 viết đồng phân và gọi tên thay thế của các hợp chất hữu cơ sau; C5H12, C5H10, C4H9OH Câu 2: trình bày phương

By Arya

Ai ơi giải giúp mình với
Câu 1 viết đồng phân và gọi tên thay thế của các hợp chất hữu cơ sau; C5H12, C5H10, C4H9OH
Câu 2: trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: benzen, phenol, etanol, và glixerol ?
Viết các phương trình phản ứng nếu có
Câu 3 ; Cho 15,6 g hỗn hợp hai Ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na , thu được 24,5 g chất rắn. Xác định CTPT của hai ancol ?

0 bình luận về “Ai ơi giải giúp mình với Câu 1 viết đồng phân và gọi tên thay thế của các hợp chất hữu cơ sau; C5H12, C5H10, C4H9OH Câu 2: trình bày phương”

  1. Câu 1:

    Đồng phân của 

    +\({C_5}{H_{12}}\):

    \(C{H_3} – C{H_2} – C{H_2} – C{H_2} – C{H_3}\) pentan

    \(C{H_3} – CH(C{H_3}) – C{H_2} – C{H_3}\) 2-metyl butan

    \(C{H_3} – C{(C{H_3})_2} – C{H_3}\) 2,2-dimetyl propan

    + \({C_5}{H_{10}}\)

    \(C{H_2} = CH – C{H_2} – C{H_2} – C{H_3}\) pent-1-en

    \(C{H_3} – CH = CH – C{H_2} – C{H_3}\) pent-2-en (có đồng phân hình học)

    \(C{H_2} = C(C{H_3}) – C{H_2} – C{H_3}\) 2-metyl but-1-en

    \(C{H_3} – C(C{H_3}) = CH – C{H_3}\) 2-metyl but-2-en

    \(C{H_3} – CH(C{H_3}) – CH = C{H_2}\) 3-metyl but-1-en

    + \({C_4}{H_9}OH\)

    \(C{H_3} – C{H_2} – C{H_2} – C{H_2}OH\) butan-1-ol

    \(C{H_3} – C{H_2} – CHOH – C{H_3}\) butan-2-ol

    \(C{H_3} – CH(C{H_3}) – C{H_2}OH\) 2-metylpropan-1-ol

    \(C{H_3} – COH(C{H_3}) – C{H_3}\) 2-metylpropan-2-ol

    Câu 2:

    Cho các chất tác dụng với \(Cu{(OH)_2}\) chất nào hòa tan kết tủa tạo phức màu xanh là glixerol.

    \(2{C_3}{H_5}{(OH)_3} + Cu{(OH)_3}\xrightarrow{{}}{({C_3}{H_5}{(OH)_2}O)_2}Cu + 2{H_2}O\)

    Các chất còn lại cho tác dụng với NaOH có pha phenolphtalein, chất nào làm nhạt màu dung dịch này là phenol.

    \({C_6}{H_5}OH + NaOH\xrightarrow{{}}{C_6}{H_5}ONa + {H_2}O\)

    2 chất còn lại cho tác dụng với Na, chất nào tạo ra khí không màu là etanol, không có hiện tượng gì là benzen.

    \(2{C_2}{H_5}OH + 2Na\xrightarrow{{}}2{C_2}{H_5}ONa + {H_2}\)

    Câu 3: 

    Gọi công thức của $2$ ancol là \(ROH\)

    \(2ROH + 2Na\xrightarrow{{}}2RONa + {H_2}\)

    BTKL: 

    \({m_{ROH}} + {m_{Na}} = {m_{muối}} + {m_{{H_2}}} \to {m_{{H_2}}} = 15,6 + 9,2 – 24,5 = 0,3{\text{ gam}} \to {{\text{n}}_{{H_2}}} = \frac{{0,3}}{2} = 0,15{\text{ mol}}\)

    \( \to {n_{ancol}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,15.2 = 0,3{\text{mol}} \to \overline {{M_{ancol}}}  = \dfrac{{15,6}}{{0,3}} = 52 < 56\) (ancol không no bé nhất có phân tử khối là 56)

    Do vậy $2$ ancol no

    Vì $46 <50 <60$ nên $2$ ancol lần lượt là \({C_2}{H_5}OH;{C_3}{H_7}OH\)

    Trả lời

Viết một bình luận