Ai rảnh hệ thống lại toàn bộ bài học về Tập Làm Văn trong skg lớp 8 hộ mình nhé. Ghi kiểu bài 1: Bố cục của văn bản Bài 2: Liên kết các đoạn văn trong

Ai rảnh hệ thống lại toàn bộ bài học về Tập Làm Văn trong skg lớp 8 hộ mình nhé.
Ghi kiểu bài 1: Bố cục của văn bản
Bài 2: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
….
Bài ….: Đến sách học kì 2 nhé

0 bình luận về “Ai rảnh hệ thống lại toàn bộ bài học về Tập Làm Văn trong skg lớp 8 hộ mình nhé. Ghi kiểu bài 1: Bố cục của văn bản Bài 2: Liên kết các đoạn văn trong”

  1. 1. Một văn bản cần có tính thông nhất về chủ đề bởi tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, phân biệt văn bản với những chuỗi câu hỗn độn. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện trên hai bình diện:

    • Về nội dung: Văn bản cần phải xác định đề tài (đối tượng phản ánh), có chủ định của người tạo lập (bày tỏ ý kiến, quan niệm, cảm xúc…) nhằm tác động đến nhận thức, hành động và tình cảm của ngưòi đọc.
    • Về hình thức: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện qua nhan đề, lời đề từ (nếu có), sự sắp xếp các phần, mục tạo nên tính thông nhất trong nhận thức, hành động và tình cảm của ngưòi đọc.

    2. Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:

    • Em rất thích đọc sách… – Câu chủ đề này đứng đầu đoạn văn nên đoạn văn này viết theo kiểu diễn dịch.
    • … Mùa hè thật hấp dẫn – Câu chủ đề này đứng cuối đoạn văn nên đoạn văn này viết theo kiểu quy nạp.

    3. Cần phải tóm tắt văn bản tự sự vì trong cuộc sống hàng ngày có những văn bản tự sự chúng ta đã học nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.

    Các bước tóm tắt một văn bản tự sự:

    • Đọc tác phẩm: chỉ có thể tóm tắt được một tác phẩm nào đó khi đã đọc kĩ toàn bộ tác phẩm và nắm được ý tưởng của tác giả.
    • Dựa vào nôi dung chính cần ghi lại:

    + Các sự việc chủ chốt, quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm.

    + Các nhân vật quan trọng.

    • Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí:

    + Trình tự trước – sau của sự việc.

    + Sự xuất hiện của các nhân vật trong tác phẩm.

    • Diễn đạt bằng lời văn của mình những nội dung đã xác định được ở các bước trước.

    4. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. Nhò miêu tả mà có the tái hiện cảnh vật và con người một cách cụ thể trong không gian và thời gian. Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn có thể khắc hoạ nội tâm nhân vật, làm cho chuyện kể trở nên đậm đà thú vị. Nhờ biểu cảm mà tự thân cảnh vật, sự việc diễn ra; cảm xúc tràn ra, thấm vào lời văn, trang văn. Đồng thời nhờ đó mà cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể thứ nhất.

    5. Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm cần thực hiện một quá trình năm bước sau:Lựa chọn sự việc chính.

    Lựa chọn ngôi kể.

    Xác định thứ tự kể.

    Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.

    Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

    6. Văn bản thuyết minh có những tính chất là:

    Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày giới thiệu, giải thích.

    Văn bản thuyết minh cần phải:Đảm bảo tri thức khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

    Trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

    Các vản bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày là:

    Giới thiệu một nhân vật lịch sử.

    Giới thiệu một mịền quê, một vùng địa lí.

    Giới thiệu một đặc sản, một món ăn.

    Giới thiệu một vị thuốc.

    Giới thiệu một loài hoa, loài chim, loài thú.

    Giới thiệu một tác phẩm.

    Bình luận

Viết một bình luận