Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của nghị lực con người trong cuộc sống.

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của nghị lực con người trong cuộc sống.

0 bình luận về “Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của nghị lực con người trong cuộc sống.”

  1. Bài Làm :    

      Nghị lực chính là lý chí, quyết tâm của con người vươn lên trong mọ việc. Không tử bỏ, cho dù có vấp ngã thì cũng tự đứng lên bước tiếp trong chặng đường còn rất dài phía trước. Nghị lực xuất phát từ sự rèn luyện khổ cực, kiên trì và nỗ lực cố gắng vướn lên của con người. Nghị lực sống là điều rất quan trọng vì trong cuộc đời này có biết bao nhiêu sóng gió, thử thách và chông gai cản bước chúng ta đi đến thành công. Cần phải có niềm tin vào chính bản thân mình, không bao giờ chịu thua trước những gian truân thử thách của cuộc đời. Phải đứng lên, nỗ lực vượt qua nó để vươn tới thành công – đó mới chính la nghị lực sống của con người chúng ta. Rèn luyện bản thân, làm những việc có ích, giúp ích cho đời sống. Nếu có ý chí bền bỉ, nghị lực vươn lên thì không có thứ gì có thể cản bươc chúng ta cả. Đối với những kẻ lười biếng, không có nghị lực sống thì mãi mãi sẽ không có tương lai tốt. Vì vậy, hãy cố gắng, không bị khuất phục bởi gian nan, thử thách thì nghị lực và thành công sẽ đến với chúng ta. 

    Bình luận
  2. Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

    Chúc bạn học tốt

    Bình luận

Viết một bình luận