Ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân và Cách mạng Tân Hợi đối với phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Ảnh hưởng của tư tưởng Tam dân và Cách mạng Tân Hợi đối với phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?
(trang 144 sgk Lịch Sử 8): – Dựa vào đâu Hội Duy tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập? Em nghĩ gì về chủ trương này?
Trả lời:
– Đầu thế kỉ XX, những người Việt Nam yêu nước do Phan Bội Châu đứng đầu lập ra Hội Duy tân với mục đích là đánh Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Hội dự định dựa vào Nhậ để xúc tiến việc chuẩn bị bạo động, họ cho rằng Nhật Bản là nước cùng màu da, cùng văn hóa (đồng chủng, đồng văn), Nhật Bản đi theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên giàu mạnh, thoát khởi đế quốc xâm lược, nên có thể dựa vào Nhật.
– Đây là một chủ trương sai lầm, ấu trĩ vì Nhật Bản là một nước đế quốc, bản chất chẳng khác gì đế quốc Pháp.
(trang 145 sgk Lịch Sử 8): – Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động nào?
Trả lời:
+ Tháng 3 – 1907. Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước…
+ Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh. Hims Yên, Hải Dương, Thái Bình…
+ Tháng 11 – 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.
(trang 145 sgk Lịch Sử 8): – Đông Kinh nghĩa thục có ảnh hưởng gì đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta?
Trả lời:
– Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương.
– Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ cho quần chúng nhân dân, truyền bá một nền tư tưởng, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ, hỗ trợ phong trào Đông du, Duy tân.
– Đông Kinh nghĩa thục chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ), đả phá và lên án phong tục, tập quán lạc hậu.
– Đông Kinh nghĩa thục tố cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào.
(trang 146 sgk Lịch Sử 8): – Nêu những thay đồi trong chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?
Trả lời:
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Việt Nam trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Chúng ráo riết bắt lính thợ đẩy ra chiến trường, phá cây lương thực, trồng cây công nghiệp và đẩy mạnh khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ chiến tranh, lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính, tất cả đều nhằm mục đích cung cấp cho chiến tranh.