( anh mod truongtiennhat đâu rồi , vanhsura đây ) Bài 1: a) Tìm x biết : (x-1/2009) + (x-2/2008) = (x-3/2007) + (x-4/2006) b) Tính :

( anh mod truongtiennhat đâu rồi , vanhsura đây )
Bài 1:
a) Tìm x biết : (x-1/2009) + (x-2/2008) = (x-3/2007) + (x-4/2006)
b) Tính : G = 1+ ( 1+2 / 2) + ( 1+2+3 / 3) + ( 1+2+3+4 / 4) + … + ( 1+2+3+…+20 / 20)
Bài 2:
a) Tìm n∈ N để : 2016^n + 15 là số phương
b) Tìm x,y ∈ N biết : 7(x-2004)² = 23 – y²
c) Cho n số : x1 ; x2 ; x3 ; x4 ; … ; xn mỗi số nhận giá trị 1 hoặc -1 . Chứng minh rằng nếu x1.x2 + x2.x3 + … + xn.x1 = 0 thì n chia hết cho 4 .
Bài 3:
a) Tìm a,b,c ∈ N* thỏa mãn :
a³ + 3a² + 5 = 5^b và a+3 = 5^c
b) Tìm x,y ∈ N biết : 25 – y² = 8(x-2009)²
________
c) Tìm các số a,b sao cho : 2007ab là bình phương của 1 số tự nhiên .

0 bình luận về “( anh mod truongtiennhat đâu rồi , vanhsura đây ) Bài 1: a) Tìm x biết : (x-1/2009) + (x-2/2008) = (x-3/2007) + (x-4/2006) b) Tính :”

  1. `1/`

    `a)“(x – 1)/2009 + (x – 2)/2008 = (x – 3)/2007 + (x – 4)/2006`

    `⇔ (x – 1)/2009 – 1 + (x – 2)/2008 – 1 = (x – 3)/2007 – 1 + (x – 4)/2006 – 1`

    `⇔ (x – 2010)/2009 + (x – 2010)/2008 = (x – 2010)/2007 + (x – 2010)/2006`

    `⇔ (x – 2010) (1/2009 + 1/2008 – 2/2007 – 1/2006) = 0`

    `⇔ x – 2010 = 0`

    `⇔ x = 2010`

    Bình luận
  2. Bài 1:

    a, $\frac{x-1}{2009}$+$\frac{x-2}{2008}$= $\frac{x-3}{2007}$+$\frac{x-4}{2006}$

    ⇔ $\frac{x-1}{2009}$-1+$\frac{x-2}{2008}$-1= $\frac{x-3}{2007}$-1+$\frac{x-4}{2006}$-1

    ⇔ $\frac{x-2010}{2009}$+$\frac{x-2010}{2008}$= $\frac{x-2010}{2007}$+$\frac{x-2010}{2006}$

    ⇔ $(x-2010)$.( $\frac{1}{2009}$+$\frac{1}{2008}$-$\frac{1}{2007}$-$\frac{1}{2006}$)= 0

    ⇔ x-2010= 0

    ⇔ x= 2010

    b, G= 1+$\frac{1+2}{2}$+ $\frac{1+2+3}{3}$+…+ $\frac{1+2+3+..+20}{20}$

    = 1+$\frac{2.3:2}{2}$+ $\frac{3.4:2}{3}$+…+ $\frac{20.21:2}{20}$

    = 1+$\frac{3}{2}$+ $\frac{4}{2}$+…+ $\frac{21}{2}$

    = 1+$\frac{3+4+…+21}{2}$ = 1+$\frac{(21+3)( 21-3+1):2}{2}$

    =1+114

    = 115  ( Áp dụng quy tắc tính tổng của dãy cách đều)

    Bài 2:

    a, với n= 0 thì 1+15= 16 là số chính phương

    Với n≥ 1 thì ta có: 15⋮ 3; $2016^{n}$⋮ 3

    ⇒ Số chính phương tạo thành chia hết cho 3

    Đặt $2016^{n}$+15= k²

    ⇒ k² tận cùng là 9

    Mà $2016^{n}$ tận cùng là 6

    ⇒ $2016^{n}$+15 tận cùng là 1

    ⇒ k² tận cùng là 1

    ⇒ không có k thỏa mãn

    Vậy n= 0 thì $2016^{n}$+15 là scp

    b, 7.( x-2004)²= 23-y²

    ⇒ 23-y²≥ 0

    ⇔ y²≤ 23

    Mà 7.( x-2004)²⋮ 7

    ⇒ 23-y²⋮ 7

    Mà 23 chia 7 dư 2

    ⇒ y² chia 7 dư 2

    Mà y²≤ 23 và y∈ N ⇒ y²= 16

    ⇒ y= 4

    Khi y= 4 thì 23-y²= 7

    7.( x-2004)²= 7

    ⇔ ( x-2004)²= 1

    ⇔ x-2004= 1⇔ x= 2005

    hoặc x-2004= -1⇔ x= 2003

    c, x1.x2+x2.x3+…+xn.x1= 0 

    ⇒ Có n cặp ( do các số lặp lại 2 lần, nhưng 2 số lại ghép thành 1 cặp)

    ⇒ Có $\frac{n}{2}$ cặp có giá trị bằng 1

    và có $\frac{n}{2}$ cặp có giá trị bằng -1

    Với $\frac{n}{2}$ cặp có giá trị bằng 1 thì có 2 trường hợp: 

        +, Th1: $\frac{n}{4}$ số có giá trị bằng 1

        +, Th2:  $\frac{n}{4}$ số có giá trị bằng -1 ( $\frac{n}{4}$ số sẽ hợp lại thành 2 căp)

    Mà số số hạng luôn là số tự nhiên ⇒ $\frac{n}{4}$ là số tự nhiên

    ⇒ n⋮ 4 ( đpcm)

    Bài 3:

    a, a³+3a²+5= $5^{b}$

    ⇔ a².( a+3)= 5.( $5^{b-1}$-1)

    ⇔ a².$5^{c}$= 5.( $5^{b-1}$-1)

    ⇔ a².$5^{c-1}$= $5^{b-1}$-1

    Th1: Ta có: a².$5^{c-1}$⋮ 5

    ⇒ $5^{b-1}$-1⋮ 5

    ⇒ $5^{b-1}$= 1

    ⇒ b-1= 0

    ⇔ b= 1

    ⇒ $5^{b-1}$-1= 0

    ⇒ a².$5^{c-1}$= 0

    ⇒ a²= 0

    ⇔ a= 0

    ⇒ không thỏa mãn c

    Th2: b≥ 1

    $5^{c-1}$= 1

    ⇒ c-1= 0

    ⇒ c= 1

    ⇒ a= 5-3= 2

    ⇒ 2³+3.2²+5= $5^{b}$

    ⇒ b= 2

    b, ( Tương tự câu 2b)

    c, 2007ab= k²

    Ta có: 200700≤ 2007ab≤ 200799

    ⇔ 447,99≤ k≤ 448,1

    ⇒ k= 448

    2007ab= k²= 200704

    ⇒ a= 0; b= 4

     

    Bình luận

Viết một bình luận