B. PHẦN LÀM VĂN Hãy viết đoạn văn từ 10 – 12 câu GIẢI THÍCH Ý NGHĨA của những câu nói sau đây: a. Nhàn cư vi bất thiện. b. Tiên học lễ, hậu học văn. *

B. PHẦN LÀM VĂN Hãy viết đoạn văn từ 10 – 12 câu GIẢI THÍCH Ý NGHĨA của những câu nói sau đây: a. Nhàn cư vi bất thiện. b. Tiên học lễ, hậu học văn. * Chú ý: Học sinh làm CẢ HAI ĐỀ, KHÔNG được chọn 1 trong 2.

0 bình luận về “B. PHẦN LÀM VĂN Hãy viết đoạn văn từ 10 – 12 câu GIẢI THÍCH Ý NGHĨA của những câu nói sau đây: a. Nhàn cư vi bất thiện. b. Tiên học lễ, hậu học văn. *”

  1. a. Nhàn cư vi bất thiện

    Trong cuộc sống ai ai cũng mong muốn mình có một cuộc sống an nhàn mà không cần phải lao động vất vả những sự an nhàn đó sẽ làm cho con người rảnh rỗi và sinh ra những điều xấu cho xã hội như câu tục ngữ: Nhàn cư vi bất thiện đã nói về điều đó.Khi làm việc tâm trí ta sẽ tập trung vào công việc để đạt đến kết quả. Và chỉ có công việc giúp ta vận dụng trí óc, những suy nghĩ hướng tới điều tốt đẹp. Nếu như rảnh rỗi, thời gian quá dư thừa khiến người ta dễ có những suy nghĩ, hành động lệch lạc. Những kẻ phạm pháp, trộm cắp… thường xuất phát từ thành phần “ vô công rỗi việc”. Trong cuộc sống họ không hướng để phục vụ, trong tư tưởng của họ không được ổn định vì vậy với thời gian dài nhàn nhã họ dễ sinh ra những thói hư tật xấu.Có làm việc, lao động ta không có thời gian chết để nảy sinh những suy nghĩ, hành động sai lầm giúp tư tưởng ta ổn định, hướng tới những điều tốt. Vậy mà vẫn có những kẻ sợ lao động, lười biếng lao động, những kẻ đó là mầm mống để gây nên những điều xấu xa cho xã hội, cho con người.Một bộ phận không nhỏ thanh niên la cà, chơi bời, tụ tập và dẫn đến những việc làm vô bổ, thậm chí phạm pháp.Phát xuất từ lời dạy trên, ngày nay có những người ý thức được trách nhiệm của mình nên đã tham gia vào công tác từ thiện nhằm rút ngắn bớt thời gian rảnh rỗi để hướng vào công việc ích nước lợi dân. Đây là điều đáng hoan nghênh.Cần phải tự tạo cho mình có cuộc sống tốt đẹp, hòa nhập vào công cộng. Lao động chân tay hay trí óc đều giúp ta có tư tưởng lành mạnh, hướng thiện. 

    b. Tiên học lễ, hậu học văn.

    Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất.Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ” Tiên chính là đầu tiên, là trước hết,lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội. Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. Như vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa. Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài. Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.

    Bình luận

Viết một bình luận