B. Phần tự luận:
1. Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
2. Nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913): nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa.
3. Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa phong trào Cần Vương (1885-1896) với cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) (mục tiêu đấu tranh, lực lượng lãnh đạo, quy mô, phương thức đấu tranh, tính chất)
4. Vào cuối TK XIX-đầu TK XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam?
1)
* Nguyên nhân:
– Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
– Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
* Diễn biến:
– Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
– Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
2)
Diễn biến: 3 giai đoạn
– Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
– Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
– Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã
Kết quả : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Ý nghĩa: -Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.
– Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
– Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
– Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo
CÂU 1:
Nguyên nhân:
– Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.
+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).
+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
– Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.
* Diễn biến:
– Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.
– Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại
*Kết quả:
-Vụ biến kinh thành Huế thất bại.
CÂU 2:
*Diễn biến: 3 giai đoạn
– Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
– Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
– Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã
*Kết quả : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
*Ý nghĩa: -Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.
– Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
– Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
– Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
CÂU 4:
Chính trị:
– Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.
– Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
* Kinh tế:
– Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
– Công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,…
– Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
– Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
– Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…
* Văn hóa – giáo dục:
– Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
– Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
– Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
CÂU 3
Nội dung
Khởi nghĩa Yên Thế:
-Mục đích:
Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.
-Thời gian tồn tại
Diễn ra trong 30 năm (1884 – 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
-Lãnh đạo
Nông dân.
-Địa bàn hoạt động
Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
-Lực lượng tham gia
Nông dân.
-Phương thức đấu tranh
Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
-Tính chất
Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát
Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương
-Mục đích
Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
-Thời gian tồn tại
Diễn ra trong 10 năm (1885 – 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.
-Lãnh đạo
Văn thân, sĩ phu.
–Địa bàn hoạt động
Các tỉnh Trung và Bắc Kì.
–Lực lượng tham gia
Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
–Phương thức đấu tranh
Khởi nghĩa vũ trang.
–Tính chất
Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.