b. Sự giao cảm giữa người và trăng (câu 3,4): ? Chỉ ra nghệ thuật đối và phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ? Hiệu quả nghệ thuật đối và phép tu

b. Sự giao cảm giữa người và trăng (câu 3,4):
? Chỉ ra nghệ thuật đối và phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ? Hiệu quả nghệ
thuật đối và phép tu từ đó là gì?
? Có ý kiến cho rằng “Hai câu thơ đã thể hiện cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù
Hồ Chí Minh”. Em có đồng ý không? Tại sao?
? Tại sao trong câu thơ thứ 4, Bác tự gọi mình là “thi nhân” dù ở câu 3 chỉ đơn giản là
“nhân”?
? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện qua bài thơ?

0 bình luận về “b. Sự giao cảm giữa người và trăng (câu 3,4): ? Chỉ ra nghệ thuật đối và phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ? Hiệu quả nghệ thuật đối và phép tu”

  1. – Nghệ thuật đối

    +Câu 3: Nhân-minh nguyệt (người và trăng)

    + Câu 4: Nguyệt-thi gia  (Trăng và nhà thơ)

    – Phép tu từ: Nhân hóa trăng (nhòm)

    => Bài thơ trở nên có hồn, người và trăng trở thành tri kỉ.

    – Em đồng ý với ý kiến đó vì: Người tù rất đỗi nhạy cảm, mê mẩn trước ánh trăng đẹp. Thanh sắt trong nhà tù không còn tác dụng nữa đối với trăng và người.

    => Người tù thả tâm hồn vượt qua thanh sắt nhà tù để tìm đến ánh trăng=> Trăng với người hòa hợp, tri kỉ => Một sự giao hòa tuyệt đẹp, là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù Hồ Chí Minh.

    Vì khi nhìn ra ngoài cửa sổ Bác chỉ là một con người bình thường mê mẩn trước vẻ đẹp huyền diệu của ánh trăng nhưng khi trăng cũng vượt qua thanh sắt nhà tù tìm đến thì khi đó người là một thi nhân thực thụ, có thể cảm nhận và hòa hợp làm một cùng với ánh trăng.

    – Bác là một thi sĩ có tâm hồn lãng mạn, tinh tế. Dù trong nhà tù tăm tối, Người vẫn nhìn ngắm ánh trăng bằng một tính thần lạc quan, phong thái ung dung, tự do tự tại, mang trong mình một tinh thần thép vượt khỏi mọi xiềng xích 

    => Xiềng xích nơi nhà tù không thể khóa được tâm hồn lãng mạn, tinh tế và vẻ đẹp tâm hồn cao thượng nơi con người Bác.

    Bình luận

Viết một bình luận