B1 Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán

By Ruby

B1
Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
a)Văn bản Em bé thông minh thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Nhân vật chính trong văn bản thuộc kiểu nhân vật nào?
b)Chỉ ra và giải thích nghĩa của 02 từ mượn có trong đoạn trích trên.
c)Theo em, thử thách lần này của em bé có khó hơn những lần trước không? Vì sao?
d)Đóng vai em bé, kể lại lần giải đố thứ ba của mình trong một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng).
B2
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của nhà lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chứng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu cho mất công. Quan bèn hỏi tên họ, làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
a)Từ đoạn trích trên tác giả dân gian muốn đề cao vấn đề gì trong cuộc sống?
b)Trong đoạn trích trên, em bé đã giải câu đố của viên quan như thế nào? Nhận xét về cách giải đố của em bé.
c)Kể tên 02 truyện dân gian mà em biết có cùng thể loại với văn bản Em bé thông minh.
d)Đóng vai viên quan, kể lại lần giải đố thứ nhất của em bé trong một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng).
Giups mk voi lam on

0 bình luận về “B1 Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán”

  1. B1

    a thuộc thể loại chuyện cổ tích 

       Nhân vật thông minh

    b lỗi lạc , công quán

    c có vì lần này vua lại ra đề trái với quy luật tự nhiên làm sao có thể sẻ 1 con chim thành 3 mâm cổ đc

    d mộ

    Vua và đình thần chụi tôi là chú bé thông minh lỗi lạc nhưng vua vẫn muốn thử tôi một lần nữa. Hôm qua tôi và cha đang ăn cơm ở công quán bỗng sứ giả nhà vua mang tới một con chim sẻ bắt tôi sẻ lm 3 mâm cỗ. Tôi nhờ cha lấy một cây kim rồi tôi đưa cho sứ giả và bảo: 

    – Ông cầm cây kim này về bảo đức bua rèn cho tôi thành con dao để thịt chim.

    Lúc đó, vua mới phục tôi hẳn

    B2:

    a Kể cả người nông dân cũng có trí thông minh

    b khi viên quan hỏi trâu của ngươi 1 ngày cày đc mấy bừa thì em bé hỏi vặn lại con ngựa của viên quan đi 1 ngày đc mấy bước

    c Thánh gióng 

    Thạch sanh

    Một hôm tôi đi qua một cánh đồng thây s2 cha con đang cầy tôi lại gần hỏi : châu của ông 1 ngày cày đc mấy bừa 

    người cha im phăng phắc còn ngườic con thì lên tiéng hỏi thế ngựa của ông đi 1 ngày đc mấy bước 

    mình xin câu trả lời haynhaats

    Trả lời
  2. B1
    a)Văn bản Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích . Nhân vật chín là nhân vật hai cha con em bé , sứ giả , và vua
    b) 2 từ mượn là: 
    Lối lạc : giỏi hơn người một cách rõ rệt
    Công quán : ngôi nhà dành riêng cho cấp trên chẳng hạn như vua ….
    c) Theo em, thử thách lần này của em bé có khó hơn những lần trước vì vua đã ra quy định là làm sao để 1 con chim sẻ làm thành 3 mâm cổ nó oái oăm hơn
    B2
    a) tác giả muốn đề cao rằng người nông dân bình thường cũng có thông minh
    b)khi viên quan hỏi trâu của ngươi 1 ngày cày đc mấy bừa thì em bé hỏi vặn lại con ngựa của viên quan đi 1 ngày đc mấy bước

    c) 2 văn bản cùng loại : Sọ Dừa ,Thạch Sanh

    Trả lời

Viết một bình luận