Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con m

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
1. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
2. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ?
3. Dấu ba chấm (…) trong câu văn Còn mình thì… có ý nghĩa gì?
4. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.

0 bình luận về “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con m”

  1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

    Câu 1. Nội dung chủ yếu của văn bản: diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai dẫn một người đàn bà xa lạ về nhà.

    Câu 2. 

    – Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: “dựng vợ gả chồng”, “ăn nên làm nổi”, “sinh con đẻ cái”

    – Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: thể hiện Kim Lân là người có tài năng vận dụng thành ngữ dân gian vào trong sáng tác của mình -> Kim Lân là nhà văn gần gũi với đời sống nhân dân. 

    Câu 3. Ý nghĩa của dấu ba chấm (…): 

    Thể hiện lời độc thoại nội tâm đứt đoạn, nghẹ ngào của nhân vật bà cụ Tứ. Đồng thời, người đọc thấy được sự lo lắng và tấm lòng thương con sâu  sắc của bà cụ Tứ. 

    Câu 4.

    Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Tình mẫu tử là sự yêu thương, săn sóc của người mẹ dành cho người con và sự hiếu thuận, biết ơn của con đối với mẹ. Nhờ có tình mẫu tử, thế giứi này trở nên tốt đẹp hơn. Tình mẫu tử là sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua bão giông, cám dỗ cuộc đời. Năm 2016, cả nước xúc động trước câu chuyện chị Đậu Thị Huyền Trâm đã liều lĩnh chọn mổ lấy thai khi mình đang mắc bệnh ung thư. Chỉ khi hi sinh mình, con chị mới có cơ hội để tiếp tục sống. Sự hi sinh cao cả ấy xuất phát từ trái tim vĩ đại của người mẹ. Vậy mà vẫn có những đứa con sống bất hiếu, thờ ơ với mẹ của mình. Chúng ta cần biết trân trọng và thương yêu lấy bậc sinh thành của mình; cần biết sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của mẹ. Vu Lan này, bạn vẫn được cài lên ngực bông hoa hồng đỏ chứ? Hãy biết yêu thương mẹ của mình nhiều hơn!

    Bình luận
  2. Câu 1: 

    – Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính.

    Câu 2: 

    – Đoạn văn được diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà.

    Câu 3:

    – Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn: dựng vợ gả chồng, ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái.

    – Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ: chứng tỏ rằng nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ.

    `=>` Tác giả hiểu được tâm trạng và nỗi lòng của người mẹ thương con.

    Câu 4:

    – Ý nghĩa:

    Ca gợi lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này rằng bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh phúc của con.

    `=>` Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng.

    Bình luận

Viết một bình luận