Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con m

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?
( Trích Vợ nhặt-Kim Lân)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
Câu 3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ?
Câu 4. Dấu ba chấm (…) trong câu văn Còn mình thì… có ý nghĩa gì?
“CẤM CHÉP MẠNG”

0 bình luận về “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con m”

  1. Câu 1 : 
    $+$ PTBĐ chính : biểu cảm.

    Câu 2 :  

    $+$ Nội dung chủ yếu : Diễn tả tâm trạng của bà cụ khi mà thấy con trai của mình đã “nhặt” được một cô vợ.

    Câu 3 :

    $+$ Thành ngữ dân gian được sử dụng chủ yếu :

    $=>$ Sinh con đẻ cái .

    $=>$ Dựng vợ gả chồng.

    $=>$ Ăn nên làm nổi.

    $+$ Hiệu quả nghệ thuật của thành ngữ đó :

    $=>$ Cho ta thấy rằng tác giả Kim Liên là một nhà văn vô cùng sang tạo, gần gũi với cuộc sống của nhân dân , nhà văn đã sang tạo dung thành ngữ trong bài sags tác của mình . Qua đó để chứng tỏ rằng tác giả Kim Lân là một nhà văn tài năng sử dụng thành ngữ, các từ ngữ dân gian và cho người đọc thấy rõ được tâm tư của bà cụ về việc con trai mình “nhặt” được cô vợ.

    Câu 4 :

    $+$ Dấu ba chấm (…) trong câu văn “Còn mình thì…” có ý nghĩa:

    $=>$Dấu ba chấm ở đây có ý nghĩa muốn thể hiện lời nói của bà cụ , nội tâm của bà sau khi nghe xong vô cùng nghẹn ngào. Qua đó cho ta thấy bà là một người thương yêu con, lo lắng cho con hết mực. 

    Bình luận
  2. Câu 1.

    Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    Câu 2.

    Nội dung: Diễn tả tâm trạng của bà cụ Tứ khi biết con trai cưới một người phụ nữ xa lạ về. Tâm trạng vừa buồn, vừa tủi cũng là nỗi lo trong lòng.

    Câu 3.

    Thành ngữ: dựng vợ gả chồng; ăn nên làm nổi; sinh con đẻ cái

    → Hiệu quả nghệ thuật: Đây đều là các thành ngữ quen thuộc trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày được nhân dân sử dụng. Từ đó, giúp suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật bà cụ Tứ gần gũi, tự nhiên.

    Câu 4.

    Ý nghĩa: Dấu ba chấm (…) trong câu văn Còn mình thì… là phần nói ngắt quãng, bỏ dở nhấn mạnh vào nỗi xót xa đay nghiến trong lòng qua đó thể hiện nỗi lòng thương con sâu sắc của bà cụ Tứ.

    Bình luận

Viết một bình luận