BÀI 05. (1,5 điểm) Hãy đọc đoạn văn trong bài Đất Cà Mau: (1)Cà Mau đất xốp. (2)Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3)Trên cái đất phập

BÀI 05. (1,5 điểm) Hãy đọc đoạn văn trong bài Đất Cà Mau:
(1)Cà Mau đất xốp. (2)Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3)Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4)Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất.(5)Nhiều nhất là đước. (6)Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Gạch chân các trạng ngữ có trong đoạn văn và cho biết:
a/ Câu số ………… là câu đơn.
b/ Câu số………………. là câu có nhiều chủ ngữ
c/ Câu số …….. là câu ghép.
d/ Câu số…………………………… là câu có nhiều vị ngữ
BÀI 06. (1 điểm) Đọc đoạn văn sau:
Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
(Cây gạo ngoài bến sông – Mai Phương)
a/ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Nhân hóa □ So sánh □
b/ Từ bừng ở câu Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. đã nói lên điều gì?
□ Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.
□ Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
□ Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
BÀI 07. (1 điểm) Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau (trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du):
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ…
Và cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong việc miêu tả âm thanh của tiếng đàn?

0 bình luận về “BÀI 05. (1,5 điểm) Hãy đọc đoạn văn trong bài Đất Cà Mau: (1)Cà Mau đất xốp. (2)Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3)Trên cái đất phập”

  1. Bài 5:

    a/ Câu số 1-3-4-5 là câu đơn

    b/ Câu số2-4 là câu có nhiều chủ ngữ

    c/ Câu số2-4là câu ghép.

    d/ Câu số2-4 là câu có nhiều vị ngữ

    Bài 6:

    a) Tác gải sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh( cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.)

    b) Từ bừng ở câu Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. đã nói lên: Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.

    Bài 7:

    Cặp từ trái nghĩa: trong-đục; tỏ-mờ

    Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh

    Bình luận
  2. BÀI 05. (1,5 điểm) Hãy đọc đoạn văn trong bài Đất Cà Mau:
    (1)Cà Mau đất xốp. (2)Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3)Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4)Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất.(5)Nhiều nhất là đước. (6)Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Gạch chân các trạng ngữ có trong đoạn văn và cho biết:

    → Phần được in đậm là trạng ngữ
    a/ Câu số (1-3-5-6) là câu đơn.                    
    b/ Câu số (4) là câu có nhiều chủ ngữ
    c/ Câu số (2-4) là câu ghép.
    d/ Câu số (4-6) là câu có nhiều vị ngữ
    BÀI 06. (1 điểm) Đọc đoạn văn sau:
    Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
    (Cây gạo ngoài bến sông – Mai Phương)
    a/ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?   
    Nhân hóa □         So sánh □
    b/ Từ bừng ở câu Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. đã nói lên điều gì?
    □ Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.
    □ Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
    □ Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
    BÀI 07. (1 điểm) Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau (trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du):
    Trong như tiếng hạc bay qua
    Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
    Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
    Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
    Ngọn đèn khi tỏ khi mờ…
    Và cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong việc miêu tả âm thanh của tiếng đàn?

    → Cặp từ trái nghĩa : trong – đục

    Biện pháp nghệ thuật được tác giải sử dụng trong việc miêu tả âm thanh của tiếng đàn : so sánh

    chúc bạn học tốt !

    Bình luận

Viết một bình luận