Bài 1 (4,5 đ) 1.1 (2,5 đ) Hãy chọn chất thích thích hợp và viết thành phương trình hóa của các phản ứng sau (Viết đủ điều kiện nếu có) a) ? + ?

Bài 1 (4,5 đ)
1.1 (2,5 đ) Hãy chọn chất thích thích hợp và viết thành phương trình hóa của các phản ứng sau (Viết đủ điều kiện nếu có)
a) ? + ? → KOH + ?
b) Fe + O2 → ?
c) ? → O2 + ? + ?
d) CH4 + ? → ? + H2O
e) Al + ? → ? + H2
1.2 (1,5 đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện chyển đổi hóa học và xác định loại phản ứng hóa học sau
Zn → H2 → H2O → Ca(OH)2
1.3 (0,5 đ) Cho 3 bình chất rắn mất nhãn riêng biệt sau: Na2O, P2O5 và Al2O3. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng bình chất rắn đó, mà chỉ dùng thêm nước và một hóa chất khác.
Bài 2 (2,5 đ)
TN 1: Cho 13,44 gam magie tác dụng hết với dung dịch loãng axit sunfuric (H2SO4).
TN 2: Dẫn toàn bộ khí hiđro thu được từ TN 1 qua ống nghiệm chứa sắt (III) oxit đun nóng thì thu được sắt và hơi nước.
a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng từ 2 thí nghiệm trên.
b. Tính thể tích khí hiđro (đktc) và khối lượng muối magie sunfat tạo thành.
c. Tính khối lượng sắt (III) oxit phản ứng ở thí nghiệm 2.
ĐS: b) 12,544 lít, 67,2 gam.
Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56.

0 bình luận về “Bài 1 (4,5 đ) 1.1 (2,5 đ) Hãy chọn chất thích thích hợp và viết thành phương trình hóa của các phản ứng sau (Viết đủ điều kiện nếu có) a) ? + ?”

  1. Đáp án:

     1.1.

    a) 2K + 2H2O –> 2KOH + H2

    b) 3Fe + 2O2 -nhiệt độ-> Fe3O4

    c) 2KMnO4 -t0—> O2 + K2MnO4 + MnO2

    d) CH4 + 2O2 —> CO2 + 2H2O

    e) 2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2

      1.2.

    (1) Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2

    (2) 2H2 + O2 –t0–> 2H2O

    (3) CaO + H2O —-> Ca(OH)2

      1.3.

    – Cho H2O vào 3 bình chất rắn trên => tạo thành dd

    – Cho quỳ tím vào 

      + Quỳ tím –> đỏ : P2O5

      + Quỳ tím –> xanh : Na2O

    – Còn lại là Al2O3.

    Bài 2:

    a) PTHH

    -TN1 : Mg + H2SO4 –> MgSO4 + H2

               0,56—>               0,56          0,56

    -TN2 : 3H2 + Fe2O3 —> 2Fe + 3H2O 

               0,56–> $\frac{14}{75}$ 

    b) VH2 = 22,4×0,56 = 12,544 lít

        mMgSO4 = 0,56×120 = 67,2 g

    c) mFe2O3 = 160×$\frac{14}{75}$ = 29,87 g

     

    Bình luận

Viết một bình luận