Bài 1: a) ,Cho VD về câu đơn bình thường. Mở rộng câu b) Cho 2 VD về câu chủ động (bị động).–>Biến đổi thành câu bị động (chủ động) Bài 2:C

By Raelynn

Bài 1: a) ,Cho VD về câu đơn bình thường. Mở rộng câu
b) Cho 2 VD về câu chủ động (bị động).–>Biến đổi thành câu bị động (chủ động)
Bài 2:Cho VD về phép liệt kê khác nhau.Nêu tác dụng của phép liệt kê.
Giup mik với, ngắn lắm ٩(◕‿◕。)۶

0 bình luận về “Bài 1: a) ,Cho VD về câu đơn bình thường. Mở rộng câu b) Cho 2 VD về câu chủ động (bị động).–>Biến đổi thành câu bị động (chủ động) Bài 2:C”

  1. Bài 1: 

    a) VD + Câu đơn bình thường: Em đang học bài.

              + Mở rộng câu: Anh ấy đạp xe trên con phố đông đúc.

    b) VD1: Thầy giáo phạt những bạn đi học muộn. (Câu chủ động)

            → Những bạn đi học muộn bị thầy giáo phạt. (Câu bị động)

        VD2: Chi đội 7A được Bạn giám hiệu biểu dương. (Câu bị động)

            → Ban giám hiệu biểu dương chi đội 7A. (Câu chủ động)

    Bài 2:

    + VD về liệt kê theo cặp: Hộp bút của em có rất nhiều dụng cụ học tập nào là bút chì và bút bi, tẩy và thước kẻ, kéo và hồ dán.

    + VD về liệt kê ko theo cặp: Hoa là người luôn chia sẻ, tâm sự, động viên, an ủi em mỗi khi em buồn.

    + VD về liệt kê tăng tiến: Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

    + VD về liệt kê không tăng tiến: Sống, chiến đấu, lao độnghọc tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

    *Tác dụng của phép liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT~

    #Xin hay nhất ạ!

    Trả lời
  2. Bài 1:

    – Câu đơn: Chiếc xe đang chạy

    + Chủ ngữ: Chiếc xe

    + Vị ngữ: Đang chạy

    – Câu đơn mở rộng: Chiếc xe đỏ đang chạy.

    + Chủ ngữ: Chiếc xe đỏ

    => Cụm C – V: Chiếc xe//đỏ.

    => Cụm C – V làm chủ ngữ trong câu.

    + Vị ngữ: Đang chạy.

    b) Câu chủ động: 

    – Bố tôi mua cho tôi chiếc xe đạp.

    Bị động:

    – Tôi được bố mua cho chiếc xe đạp.

    Câu chủ động:

    – Bác đóng chiếc tủ gỗ.

    Bị động:

    – Chiếc tủ gỗ được đóng bởi Bác.

    Bài 2:

    – Các phép liệt kê:

    + Như nước Đại Việt ta từ trước,
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
    Núi sông bờ cỏi đã chia,
    Phong tục Bắc Nam cũng khác;
    Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
    Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
    Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
    Song hào kiệt thời nào cũng có.

    + Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại
    Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
    Không phải cho em. Cho Lẽ phải trên đời
    Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!

    + Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
    Em đã sống lại rồi, em đã sống!
    Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
    Không giết được em, người con gái anh hùng!

    + Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.

    => Tác dụng chung: Làm tăng tính diễn đạt, gợi hình, gợi cảm cho bài văn, miêu tả sâu sắc qua từng khía cạnh của vấn đề, biểu đạt tư tưởng, tình cảm của tác giả.

    Trả lời

Viết một bình luận