Bài 1: a) Tính hóa trị của Fe và N trong các hợp chất sau: Fe2O3; NH3 b) tính hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(NO3) 2 biết nhóm NO3 có hóa trị I. Bài

Bài 1: a) Tính hóa trị của Fe và N trong các hợp chất sau: Fe2O3; NH3
b) tính hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(NO3) 2 biết nhóm NO3 có hóa trị I.
Bài 2: Lập công thức hóa học rồi tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần sau:
a)C (IV) với SO4 (II) b) Fe (III) với SO4 (II).
Bài 3: Cho biết phân tử x2 nặng gấp 16 lần phân tử hiđro. Hỏi nguyên tử x thuộc nguyên tố hóa học nào. (Cho biết C = 12, O = 16, Fe = 56, S = 32)

0 bình luận về “Bài 1: a) Tính hóa trị của Fe và N trong các hợp chất sau: Fe2O3; NH3 b) tính hóa trị của Cu trong hợp chất Cu(NO3) 2 biết nhóm NO3 có hóa trị I. Bài”

  1. 1)

    a) Xét \(Fe_2O_3\)

    Gọi \(Fe\) hóa trị \(x\); \(O\) hóa trị II.

    \( \to x.2 = II.3 \to x = III\)

     Xét \(NH_3\)

    Gọi \(N\) có hóa trị \(y\); \(H\) hóa trị I.

    \( \to y.1 = I.3 \to y = III\)

    b)

    Xét \(Cu(NO_3)_2\)

    Gọi hóa trị của \(Cu\) là \(x\); nhóm \(NO_3\) hóa trị I.

    \( \to x.1 = I.2 \to x = II\)

    2)

    a) \(C\) tạo hợp chất với \(SO_4\) thì hơi sai mà cứ giải vậy.

    Hợp chất tạo ra có dạng \(C_x(SO_4)_y\)

    \( \to x.IV = y.II \to x:y = II:IV = 1:2\)

    Hợp chất tạo ra có dạng \(C(SO_4)_2\)

    b)

    Hợp chất tạo bởi \(Fe\) và \(SO_4\) có dạng \(Fe_x(SO_4)_y\)

    \( \to x.III = y.II \to x:y = II:III = 2:3\)

    Hợp chất là \(Fe_2(SO_4)_3\).

    3)

    Ta có:

    \({M_{{X_2}}} = 2{M_X}\)

    Vì phân tử \(X_2\) nặng gấp 16 lần phân tử hidro (\(H_2\) ).

    \( \to {M_{{X_2}}} = 2{M_X} = 16{M_{{H_2}}} = 16.2 = 32\)

    \( \to {M_X} = 16 \to X:O{\text{ (oxi)}}\)

    Bình luận
  2. Bài 1:

    a) Gọi a là hóa trị của `Fe`

    Theo quy tắc hóa trị, ta có:

    `a.2=II.3`

    `=>a=(II.3)/2=III`

    Vậy `Fe(III)`

    Gọi b là hóa trị của `N`

    Theo quy tác hóa trị, ta có:

    `b.1=I.3`

    `=>b=(I.3)/1=III`

    Vậy `N(III)`

    Bài 2:

    a) Gọi công thức tổng quát là: `C_x(SO_4)_y`

    Theo quy tác hóa trị, ta có:

    `IV.x=II.y`

    `=>x/y=(II)/(IV)=2/4=1/2`

    `=>x=1;y=2`

    `=>CTHH:C(SO_4)_2`

    b) Gọi công thức tổng quát là: `Fe_x(SO_4)_y`

    Theo quy tác hóa trị, ta có:

    `III.x=II.y`

    `=>x/y=(II)/(III)=2/3`

    `=>Fe_2(SO_4)_3`

    Bài 3:

    Theo đề bài, ta có: `x_2=16.PTK_{H_2}`

    `=>x_2=16.2`

    `=>x_2=32`

    `=>PTK_x=32/2=16(đvC)`

    `=>X` là O

    Bình luận

Viết một bình luận