Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:
Câu Quan hệ từ Mối quan hệ biểu thị
1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em …………………………………….
không đi lao động được. ……………………………..
2. Nếu ngày mai trời không mưa thì …………………………………….
chúng em sẽ đi cắm trại. …………………………….
3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất …………………………………….
dữ. ……………………………
4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn ……………………………………
còn rất chăm làm. …………………………….
5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn …………………………………….
tiện. ……………………………..
Bài 2. Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu trên.
Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó?
a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
b. Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập.
c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.
d. Mây tan và mưa lại tạnh .
đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ.
Bài 4. Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong câu sau:
a, Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
b, Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước.
c, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Bài 5. Điền quan hệ từ hoặc dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ chấm:
a) …………nó hát hay ………..nó còn vẽ giỏi .
b) Hoa cúc ………..đẹp …………nó còn là một vị thuốc đông y .
c) Bọn thực dân Pháp …………….. không đáp ứng ……….. chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước.
d) ……… nhà An nghèo quá ….. nó phải bỏ học.
e) ……….. nhà An nghèo …….. nó vẫn cố gắng học giỏi.
g) An bị ốm ……… nó rãi nắng cả ngày hôm qua.
h) ………. An không rãi nắng ………… nó đã không bị ốm.
Bài 6. Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau rồi phân tích những câu đó:
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những cái lá ụp xuống, ủ ê.
Bài 7. Đặt 2 câu ghép:
a) Có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b) Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả)
c) Có mối quan hệ tương phản.
d) Có mối quan hệ tăng tiến.
Bài 8. Phân tích các câu ghép em vừa đặt ở bài tập 7.
Bài 9. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.
a. Vì bạn Mai không làm bài tập…………………………………………….
b. ………………………………nên Lan đã đạt được điểm cao trong kì thi.
c. ………………………………đường sá trở nên lầy lội.
d. Vì mải chơi……………………………………………………………….
e. Vì không tập trung nghe giảng……………………………………………
f. Vì nhà nghèo quá…………………………………………………………
g. Do nó chủ quan…………………………………………………………
Bài 10. Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.
a. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm……….hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
b. Chuột là con vật tham lam……..nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra.
c. Đến sáng, chuột tìm đường về ổ ……. nó không sao lách qua khe hở được.
d. Mùa nắng, đất nẻ chân chim……nền nhà cũng rạn nứt.
Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau :
Câu:
$ 1 $. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được.
$ * $ Quan hệ từ nối các vế câu ghép: Vì – nên.
$ * $ Mối quan hệ mà chúng biểu thị: Nguyên nhân – kết quả.
$ 2 $. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại.
$ * $ Quan hệ từ nối các vế câu ghép: Nếu – thì.
$ * $ Mối quan hệ mà chúng biểu thị: Giả thiết – kết quả.
$ 3 $. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ.
$ * $ Quan hệ từ nối các vế câu ghép: Chẳng những – mà.
$ * $ Mối quan hệ mà chúng biểu thị: Tăng tiến.
$ 4 $. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm.
$ * $ Quan hệ từ nối các vế câu ghép: Không chỉ – mà.
$ * $ Mối quan hệ mà chúng biểu thị: Tăng tiến.
$ 5 $. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện.
$ * $ Quan hệ từ nối các vế câu ghép: Tuy – nhưng.
$ * $ Mối quan hệ mà chúng biểu thị: Tương phản.
Bài 2. Xác định chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) và trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu trên.
$ 1 $. Vì trời / mưa nên hôm nay chúng em / không đi lao động được.
CN VN TN Chủ ngữ Vị ngữ.
$ 2 $. Nếu ngày mai trời / không mưa thì chúng em / sẽ đi cắm trại.
TN CN Vị ngữ Chủ ngữ Vị ngữ.
$ 3 $. Chẳng những gió / to mà mưa / cũng rất dữ.
CN VN CN Vị ngữ.
$ 4 $. Bạn Hoa / không chỉ học giỏi mà bạn / còn rất chăm làm.
Chủ ngữ Vị ngữ CN Vị ngữ.
$ 5 $. Tuy Hân / giàu có nhưng hắn / rất tằn tiện.
CN Vị ngữ CN Vị ngữ.
Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó?
$ a $. Gió / càng to, con thuyền / càng lướt nhanh trên mặt biển.
CN1 Vị ngữ 1 Chủ ngữ 2 Vị ngữ 2.
⇒ Đây là câu ghép.
$ b $. Học sinh nào / chăm chỉ thì học sinh đó / có kết quả cao trong học tập.
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 Chủ ngữ 2 Vị ngữ 2.
⇒ Đây là câu ghép.
$ c $. Mặc dù nhà nó / xa nhưng nó / không bao giờ đi học muộn.
CN 1 VN 1 CN 2 VN 2.
⇒ Đây là câu ghép.
$ d $. Mây / tan và mưa / lại tạnh.
CN1 VN1 CN2 Vị ngữ 2.
⇒ Đây là câu ghép.
$ đ $. Bé / thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ.
CN Vị ngữ.
⇒ Đây là câu đơn.
Bài 4. Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong câu sau:
$ a $, Màn đêm mờ ảo / đang lắng dần rồi chìm vào đất.
Chủ ngữ Vị ngữ.
$ b $, Hoa loa kèn / mở rộng cánh, rung rinh dưới nước.
Chủ ngữ Vị ngữ.
$ c $, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
Chủ ngữ Vị ngữ.
Bài 5. Điền quan hệ từ hoặc dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ chấm:
$ a $ ) Không những nó hát hay mà nó còn vẽ giỏi.
$ b $ ) Hoa cúc không chỉ đẹp mà nó còn là một vị thuốc đông y.
$ c $ ) Bọn thực dân Pháp chẳng những không đáp ứng mà chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước.
$ d $ ) Vì nhà An nghèo quá nên nó phải bỏ học.
$ e $ ) Tuy nhà An nghèo nhưng nó vẫn cố gắng học giỏi.
$ g $ ) An bị ốm vì / do nó rãi nắng cả ngày hôm qua.
$ h $ ) Nếu An không rãi nắng thì nó đã không bị ốm.
Bài 6. Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau rồi phân tích những câu đó:
$ * $ Câu ghép trong đoạn văn và phân tích:
– Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông / lở thành hố sâu hoắm, những cái
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1
rễ cây / gầy nhẳng trơ ra.
CN 2 Vị ngữ 2.
– Cây gạo / buồn thiu, những cái lá / ụp xuống, ủ ê.
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 Chủ ngữ 2 Vị ngữ 2.
Bài 7. Đặt 2 câu ghép:
$ a $ ) Có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
$ – $ Vì dịch bệnh diễn biến phức tạp nên trường em phải hoãn lịch tham quan.
$ – $ Vì chúng ta chặt phá rừng bừa bãi nên trái đất mới nóng lên.
$ b $ ) Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả).
$ – $ Nếu em siêng năng làm bài tập về nhà thì em có thể thành học sinh xuất sắc.
$ – $ Nếu em không thức dậy muộn thì hôm nay em không đi học muộn.
$ c $ ) Có mối quan hệ tương phản.
$ – $ Mặc dù nhà xa nhưng em không bao giờ đi học trễ.
$ – $ Dù gia đình bạn Trang vô cùng nghèo nàn nhưng bạn luôn nỗ lực vượt khó.
$ d $ ) Có mối quan hệ tăng tiến.
$ – $ Bạn lớp trưởng không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn vô cùng gương mẫu.
$ – $ Cô giáo em không những dậy giỏi mà cô còn thương yêu học sinh.
Bài 8. Phân tích các câu ghép em vừa đặt ở bài tập 7.
$ a $ ) Có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Vì dịch bệnh / diễn biến phức tạp nên trường em / phải hoãn lịch tham quan.
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 Chủ ngữ 2 Vị ngữ 2.
– Vì chúng ta / chặt phá rừng bừa bãi nên trái đất / mới nóng lên.
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 CN 2 Vị ngữ 2.
$ b $ ) Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả).
– Nếu em / siêng năng làm bài tập về nhà thì em / có thể thành học sinh xuất sắc.
CN 1 Vị ngữ 1 CN2 Vị ngữ 2.
– Nếu em / không thức dậy muộn thì hôm nay em / không đi học muộn.
CN 1 Vị ngữ 1 CN 2 Vị ngữ 2.
$ c $ ) Có mối quan hệ tương phản.
– Mặc dù nhà / xa nhưng em / không bao giờ đi học trễ.
CN1 VN1 CN2 Vị ngữ 2
– Dù gia đình bạn Trang / vô cùng nghèo nàn nhưng bạn / luôn nỗ lực vượt khó.
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 CN2 Vị ngữ 2.
$ d $ ) Có mối quan hệ tăng tiến.
– Bạn lớp trưởng / không chỉ học giỏi mà bạn ấy / còn vô cùng gương mẫu.
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 CN2 Vị ngữ 2.
– Cô giáo em / không những dạy giỏi mà cô / còn thương yêu học sinh.
Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 CN2 Vị ngữ 2.
Bài 9. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.
$ a $ ) Vì bạn Mai không làm bài tập nên bạn nhận được kết quả thấp trong học tập.
$ b $ ) Nhờ bạn lớp phó học tập hỗ trợ nên Lan đã đạt được điểm cao trong kì thi.
$ c $ ) Vì trời mưa nên đường xá trở nên lầy lội.
$ d $ ) Vì mải chơi nên cô bé quàng khăn đỏ quên lời mẹ dặn dò.
$ e $ ) Vì không tập trung nghe giảng nên Lan không hiểu kiến thức thầy cô truyền tải.
$ f $ ) Vì nhà nghèo quá nên Phượng phải bỏ học giúp đỡ gia đình.
$ g $ ) Do nó chủ quan nên bài kiểm tra của nó có kết quả thấp không giống như mong muốn.
Bài 10. Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thích hợp để điền vào chỗ trống.
$ a $. Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
$ b $. Chuột là con vật tham lam vì nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra.
$ c $. Đến sáng, chuột tìm đường về ổ nhưng nó không sao lách qua khe hở được.
$ d $. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.
1.Quan hệ từ : vì – nên : biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả
2. Quan hệ từ : nếu – thì : biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả
3. Quan hệ từ : chẳng những – mà : biểu thị quan hệ tăng tiến
4. Quan hệ từ : không chỉ – mà còn : biểu thị quan hệ tăng tiến
5. Quan hệ từ : tuy – nhưng : biểu thị quan hệ tương phản
Câu 2:
Bài 2
1:CN: chúng em
TN:vì trời mưa nên hôm nay
VN:không đi lao động được
2:CN:chúng em
TN:nếu ngày mai trời không mua
VN:sẽ đi cắm trại
3:CN:mưa
TN:chẳng những gió to mà
VN:cũng rất dữ
4:CN:bạn hoa
TN:mà bạn còn rất chăm làm
VN:không chỉ học giỏi
5:CN:hân
TN:TUY
VN:còn lại
câu 3
a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
CN1:Gió ;VN1:càng to
CN2:con thuyền;VN2:càng lướt nhanh trên mặt biển.
b. Học sinh nào chăm chỉ thì HỌC SINH đó có kết quả cao trong học tập.
CN1:Học sinh;VN1: chăm chỉ
CN2:HỌC SINH;VN2: có kết quả cao trong học tập.
c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.
CN1:nhà nó;VN1:xa
CN2:Nó;VN2:không bao giờ đi học muộn
d. Mây tan và mưa lại tạnh .
CN1:mây;VN1:tan
CN2:mưa;VN2:tạnh
đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ
câu 5:
a) không những-mà
b) không chỉ-mà còn
c) không chỉ-mà
d) Vì-nên
e)Mặc dù-nhưng
g)Vì
h) Vì-nên
Bài 6.
Câu ghép 1. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
Trạng ngữ : Chiều nay, đi học về.
Chủ ngữ : Thương.
Vị ngữ : cùng các bạn ùa ra cây gạo.
Câu ghép 2. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy nhằng trơ ra.
Trạng ngữ : quanh gốc gạo phía mặt sông.
Chủ ngữ : cả một vạt đất ; những cái rễ cây.
Vị ngữ : lở thành hố sâu hoắm ; gầy nhằng trơ ra.
Câu ghép 3. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô.
Trạng ngữ : vào bãi ngô.
Chủ ngữ : cây gạo.
Vị ngữ : chỉ còn biết tì lưng.
Câu ghép 4. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo.
Trạng ngữ : ngay ở khúc sông dưới góc gạo.
Chủ ngữ : những người buôn cát.
Vị ngữ : đã cho thuyền vào xúc cát.
Câu ghép 5. Cây gạo buồn thiu, những cái lá ụp xuống, ủ ê.
Chủ ngữ : cây gạo ; những cái lá.
Vị ngữ : buồn thiu ; ụp xuống ; ủ ê.
bài 7
a) Nếu không ăn thì sẽ đói.
b) -Một cộng một bằng hai.
-Trời nắng to sẽ có mưa rào sau đó.
c) Nó đẹp trai nhưng nó học ngu.
d) Càng học càng giỏi.
bài 9
a)Vì bạn Mai ko làm bài tập nên bạn bị cô giáo phạt.
b)Nhờ Mai giúp đỡ nên Lan đã đạt được điểm cao trong kì thi.
c)Vì trời mưa to nên đường xá trở nên lầy lội.
d)Vì mải chơi nên Hà quên mất lời mẹ dặn.
e)Vì ko tập trung nghe giảng nên Lan không hiểu bài
bài 10
a) Sự sống sứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ
b) Chuột là con vật tham lam, nó ăn nhiều quá nhiều đến mức bụng chuột phình to ra.
c) Đến sáng, chuột tìm đường về ổ nhưng nó không sao lách qua khe hở.
d) Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt