Bài 1: Xác định từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong các ví dụ sau:
Ốm yếu, xe lam, xăng dầu, tốt đẹp, cá thu, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ, xoài tượng,
nhãn lồng, chim sâu, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khách, nhà nghỉ.
Bài 7: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào bị rút
gọn. Hãy khôi phục thành phần bị rút gọn đó
a, Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
b, Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai
tiếng đọc bài trầm bổng …
c, – Những ai ngồi đấy?
Ông Lí cựu với ông Chánh hội
d, Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
Bài 10: Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo các
kiểu khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành hai kiểu câu bị động?
Mẫu: Người ta phản đối ý kiến của chúng tôi.
Cách 1:Ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối.
Cách 2: Ý kiến của chúng tôi bị phản đối
a, Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm.
b, Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.
c, Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng.
d, Nhiều người mua quyển sách này.
Câu 1: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ca dao và tục ngữ?
Bài 1:
– Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu.
– Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.
Bài 7:
a) * Câu rút gọn:
– Mãi không về!
– Rút gọn chủ ngữ.
* Khôi phục:
– Mẹ mãi không về!
b) * Câu rút gọn:
+ Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
– Rút gọn phần chủ ngữ.
* Khôi phục:
– Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
c) * Câu rút gọn:
– Ông Lí cựu với ông Chánh hội.
– Rút gọn vị ngữ.
* Khôi phục:
– Ông Lí cựu với ông Chánh hội đang ngồi đấy.
d) * Câu rút gọn:
– Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
– Rút gọn chủ ngữ
* Khôi phục:
Tháng hai thì ta trồng cà, tháng thì ta ba trồng đỗ.
Bài 10:
– Chúng tôi có ý kiến nhưng bị người ta phản đối
– Ngôi nhà này được các kiến trúc sư làm sau 7 năm
– Ông ta đã làm xong cuốn sách này trong năm 2000.
– Quyển sách này được bán với giá 35.000 đồng
– Quyển sách này được nhiều người mua.
Câu 1:
– Giống nhau:
+ Đều là thể loại văn học dân gian.
– Khác nhau:
+ Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người
+ Tục ngữ là câu dân gian ngắn gọn, khuyên người ta một điều gì đó có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân.
Mik cất công làm đầy đủ, mong bạn cho hay nhất
B1:
– Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu.
– Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ.
B7:
a) Mẹ ơi! con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
=> Chủ ngữ bị rút gọn.
=> Mẹ mãi không về!
b) Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.
=> Chủ ngữ bị rút gọn.
=> Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.
c) – Những ai ngồi đấy?
– Ông Lí cựu với ông Chảnh hồi.
=> Vị ngữ bị rút gọn.
=> Ông Lí cựu với ông Chảnh hồi ngồi
d)Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
=> Chủ ngữ bị rút gọn
=> Tháng hai thì ta trồng cà, tháng thì ta ba trồng đỗ
B10:
a) Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm
-Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng trong 7 năm.
-Ngôi nhà này xây dựng trong 7 năm.
b) Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000
-Quyển sách này được ông ta viết xong vào năm 2000
-Quyển sách này viết xong vào năm 2000
c) Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng
– Quyển sách này được người ta bán với giá 35.000 đồng
-Quyển sách này bán với giá 35.000 đồng
d) Nhiều người mua quyển sách này
-Quyển sách này được nhiều người mua
* Câu d) Nhiều người mua quyển sách này không thể chuyển thành câu bị động theo cách thứ 2 được.
C1:
-Giống:
Ca dao và tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại
Là bài học kinh ngiệm mà ông cha ta để lại
-Khác
Tục ngữ : là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân
Ca dao : là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng