Bài 1: Cho 4,6 g kim loại Natri vào nước
1. Thử dung dịch thu được bằng giấy quỳ tím, hãy cho biết quỳ tím có màu gì? Tại sao?
2. Tính thể tích khí hidro (đktc) sinh ra? ( ĐS: V H 2 = 2,24 lít)
3. Tính khối lượng NaOH thu được sau phản ứng? ( ĐS: m NaOH = 8 gam)
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 16 g lưu huỳnh tri (SO 3 ) vào nước.
1. Cho mẫu quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím có màu gì? Tại sao?
2. Tính khối lượng axit tạo thành? ( ĐS: m H 2 SO 4 = 19,6 gam)
3. Tính thể tích khí sinh ra (đktc) khi cho kim loại kẽm vào dung dịch thu được.
( ĐS: V H 2 = 4,48 lít)
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Bài 1 :
1/ PTHH : Na + H2O → NaOH + 1/2 H2
Vì sản phẩm tạo nên làm giấy quỳ tím hóa xanh
2/ có nNa = 4,6/23 = 0,2 mol
Theo PT trên , nH2 = 1/2 nNa = 0,1 mol
⇒ V H2 = 0,1.22,4 =2,24 lít
3/ có nNaOH = nNa = 0,2 mol
⇒ mNaOH = 0,2.40 = 8 gam
Bài 2 :
1/ PTHH : SO3 + H2O → H2SO4
Vì sau phản ứng , có H2SO4 tạo thành nên làm quỳ tím hóa đỏ
2/
Theo Phương trình , nH2SO4 = nSO3 =$\frac{16}{80}$ = 0,2 mol
⇒ mH2SO4 = 0,2.98 = 19,6 gam
3/
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
0,2 0,2 (mol)
Theo PT trên , nH2 = nH2SO4 = 0,2 mol
⇒ V H2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít
Bài 1:
1. $2Na + 2H_2O \to 2NaOH + H_2$
Quỳ tím có màu xanh vì phản ứng tạo ra $NaOH$ có môi trường bazo
2. $n_{Na}=\dfrac{4,6}{23}=0,2\,(mol)\\\to n_{H_2}=\dfrac{1}{2}n_{Na}=0,1\,(mol)\\\to V_{H_2}=0,1\times22,4=2,24\,(l)$
3. $n_{NaOH}=n_{Na}=0,2\,(mol)\\\to m_{NaOH}=0,2\times40=8\,(g)$
Bài 2:
1. $SO_3 + H_2O \to H_2SO_4$
Quỳ tím có màu đỏ vì phản ứng tạo ra $H_2SO_4$ có môi trường axit
2. $n_{SO_3}=\dfrac{16}{80}=0,2\,(mol)\\\to n_{H_2SO_4}=n_{SO_3}=0,2\,(mol)\\\to m_{H_2SO_4}=0,2\times98=19,6\,(g)$
3. $Zn + H_2SO_4 \to ZnSO_4 + H_2$
$n_{H_2}=n_{H_2SO_4}=0,2\,(mol)\\\to V_{H_2}=0,2\times22,4=4,48\,(l)$