Bài 1. Cho 8 gam Ca phản ứng với 3,2 gam oxi. Tính khối lượng canxi oxit sinh ra. Bài 2. Cho 5,4 gam nhôm p/ứ với 21,9 gam HCl thu được x gam muối và

Bài 1. Cho 8 gam Ca phản ứng với 3,2 gam oxi. Tính khối lượng canxi oxit sinh ra.
Bài 2. Cho 5,4 gam nhôm p/ứ với 21,9 gam HCl thu được x gam muối và 0,6 gam khí hiđro. Tính x.
Bài 4. Tính khối lượng mol của các khí sau biết các khí này có tỉ khối đối với không khBài 3. Đem phân hủy 3,16 gam kalipemanganat(KMnO4) sau phản ứng thu được 19,7 gam K2MnO4, y gam MnO2 và 3,2 gam O2. Tính y.

0 bình luận về “Bài 1. Cho 8 gam Ca phản ứng với 3,2 gam oxi. Tính khối lượng canxi oxit sinh ra. Bài 2. Cho 5,4 gam nhôm p/ứ với 21,9 gam HCl thu được x gam muối và”

  1. Bài 1. Cho 8 gam Ca phản ứng với 3,2 gam oxi. Tính khối lượng canxi oxit sinh ra.

    Giải: 

    nCa= $\frac{mCa}{M_{Ca} }$ = $\frac{8}{40}$= 0,2 mol

    nO2= $\frac{mO2}{M_{O2} }$ = $\frac{3,2}{32}$= 0,1 mol

      2Ca+ O2 ( $t^{o}$ )—> 2CaO 

      0,2___0,1                            0,2 (mol)

       => Phản ứng xảy ra hoàn toàn

       => mCaO= nCaO. $M_{CaO}$ =0,2. 56= 11,2 gam

    Bài 2. Cho 5,4 gam nhôm p/ứ với 21,9 gam HCl thu được x gam muối và 0,6 gam khí hiđro. Tính x.

    Giải:

    nAl= $\frac{mAl}{M_{Al} }$ = $\frac{5,4}{27}$= 0,2 mol

    nHCl = $\frac{mHCl}{M_{HCl} }$ = $\frac{21,9}{36,5}$= 0,6 mol

    2Al+ 6HCl –> 2AlCl3 +3H2

    0,2 ___0,6                             (mol)

    => phản ứng xảy ra hoàn toàn

    => Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

        m <các chất phản ứng= m sản phẩm

      hay: m Al+ mHCl = mAlCl3+ mH2

           => mAlCl3= (mAl+ mHCl) -mH2= 5,4 +21,9 – 0,6= 26,7 gam

    Bài 3. Đem phân hủy 31,6 gam kalipemanganat(KMnO4) sau phản ứng thu được 19,7 gam K2MnO4, y gam MnO2 và 3,2 gam O2. Tính y.

    Giải:

    nKMnO4= $\frac{mKMnO4}{M_{KMnO4} }$ = $\frac{31,6}{158}$= 0,2 mol

    nO2 = $\frac{mO2}{M_{O2} }$ = $\frac{3,2}{32}$= 0,1 mol

    2KMnO4( $t^{o}$ )–> K2MnO4 +MnO2 + O2

    0,2__________________________________________0,1 (mol)

    => phản ứng xảy ra hoàn toàn.

    => theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

    m Chất tham gia= m sản phẩm

     hay: m KMnO4 = mK2MnO4 + mMnO2 + mO2

     => y= m MnO2= m KMnO4 – mK2MnO4 -mO2 

             = 31,6- 19,7-3,2= 8,7 (gam)

    < mình thấy đề bài là m KMnO4= 3,16 gam mình xin mạn phép thay đổi đề bài là m KMnO4= 31,6 gam ạ vì không thể có chuyện chất tham gia phản ứng lại có khối lượng nhỏ hơn sản phẩm được ạ, câu 4 mình thấy đề bài chưa rõ nên xin phép ko làm ạ>

    Chúc chủ tus học giỏi điểm cao nhé ^^

    Bình luận
  2. Bài 1:

    PTHH: Ca + $O_{2}$ → CaO.

    Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: 

    $m_{Ca}$ + $m_{O2}$ = $m_{CaO}$ 

    ⇒$m_{CaO}$ = 8 +3,2 =11, 2 (gam)

    Vậy khối lượng canxi oxit sinh ra là 11,2 gam

    Bài 2:  

    PTHH:  2Al +6HCl → 2Al$Cl_{3}$ + 3$H_{2}$↑

    Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: 

    $m_{Al}$ + $m_{HCl}$ = $m_{AlCl3}$ + $m_{H2}$

    ⇒x= $m_{AlCl3}$= $m_{Al}$ + $m_{HCl}$ – $m_{H2}$= 5,4 +21,9 – 0,6= 26, 7(gam)
    Vậy x = 26,7 gam

    Bài 3: 

    PTHH:  2KMnO4 →  $K_{2}$Mn$O_{4}$ + Mn$O_{2}$ + $O_{2}$↑

    Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có: 

    $m_{KMnO4}$ = $m_{K2MnO4}$ = $m_{MnO2}$ + $m_{O2}$

    ⇔ 31,6 = 19,7 +y +3,2

    ⇒y = 31,6 – ( 19,7 +3,2) = 8,7 (gam)

    Vậy y = 8,7 gam

    Bài 4: Bạn chưa ghi hết đề

    Bình luận

Viết một bình luận