Bài 1: Cho Δ ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D. Lấy E trên cạnh BC sao cho BE= AB. a) Chứng minh: Δ ABD= Δ EBD b) Tia ED cắt

Bài 1: Cho Δ ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D. Lấy E trên cạnh BC sao cho BE= AB.
a) Chứng minh: Δ ABD= Δ EBD
b) Tia ED cắt BA tại M. Chứng minh: EC=AM
c) Nối AE. Chứng minh AE//MC
Bài 2: Cho Δ ABC vuông tại A có góc B=53 độ.
a) Tính góc C
b) Trên cạnh BC, lấy điểm D sao cho BD= BA. Tia phân giác của góc B cắt cạnh AC ở điểm E. Chứng minh: Δ BEA= Δ BED
c) Qua C, vẽ đường thẳng vuông góc với BE tại H. CH cắt đường thẳng AB tại F. Chứng minh rằng: Δ BHF= Δ BHC
d) Chứng minh: Δ BAC= Δ BDF và D, E, F thẳng hàng

0 bình luận về “Bài 1: Cho Δ ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc ABC cắt AC tại D. Lấy E trên cạnh BC sao cho BE= AB. a) Chứng minh: Δ ABD= Δ EBD b) Tia ED cắt”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Bài 2:

    a. Xét ΔABC có ∠ACB=180-90-53=47 độ

    b. Xét ΔBEA và ΔBED có

    BE chung

    ∠EBA=∠EBD

    AB=BD

    ⇒ΔBEA = ΔBED (cgc)

    c. Xét ΔBHF và ΔBHC có

    ∠BHF=∠BHC=90 độ

    BH chung

    ∠HBF = ∠HBC 

    Δ BHF = Δ BHC (gcg)

    d. Do Δ BHF = Δ BHC

    ⇒BF=BC

    Xét ΔBAC và ΔBDF có

    ∠B chung

    AB=BD

    BC=BF

    ⇒ ΔBAC = ΔBDF (cgc)

    Bình luận
  2. Bài 1:

    a) Xét ΔABD và ΔEBD có:

              AB = BE (gt)

              ∠ABD = ∠EBD (BD là tia p/g của ∠ABC)

              BD: cạnh chung

    ⇒ ΔABD = ΔEBD (c.g.c)

    b) Ta có: ΔABD = ΔEBD (theo a)

    ⇒ AD = ED (2 cạnh tương ứng)

        ∠BAD = ∠BED (2 góc tương ứng)

    Mà ∠BAD = $90^{o}$ ⇒ ∠BED = $90^{o}$

    Xét ΔADM và ΔEDC có:

            ∠DAM = ∠DEC = $90^{o}$

             AD = ED (cmt)

            ∠ADM = ∠EDC (2 góc đối đỉnh)

    ⇒ ΔADM = ΔEDC (g.c.g)

    ⇒ AM = EC (2 cạnh tương ứng)

    c) ΔADE có AD = ED  ⇒ ΔADE cân tại D

        ∠DAE + ∠DEA + ∠ADE = $180^{o}$

    ⇒ 2 . ∠DAE + ∠ADE = $180^{o}$

    ⇒      ∠DAE = $\frac{180^{o}-∠ADE}{2}$ (1)

    Ta có: ΔADM = ΔEDC (theo b)

    ⇒ DM = DC (2 cạnh tương ứng)

    ⇒ ΔDMC cân tại D 

        ∠DMC + ∠DCM + ∠MDC = $180^{o}$

    ⇒ 2 . ∠DCM + ∠MDC = $180^{o}$

    ⇒    ∠DCM = $\frac{180^{o}-∠MDC}{2}$ (2)

    Từ (1); (2) ⇒ ∠DAE = ∠DCM

    Mà 2 góc này ở vị trí so le trong ⇒ AE // MC
    Bài 2: 

    a) ΔABC vuông tại A
    ⇒ ∠B + ∠C = $90^{o}$ (trong Δvuông, 2 góc nhọn phụ nhau)

    ⇒ $53^{o}$ + ∠C = $90^{o}$

    ⇒      ∠C = $37^{o}$

    b) Xét ΔBEA và ΔBED có:

              BA = BD (gt)

              ∠ABE = ∠DBE (BE là tia p/g của ∠B)

               BE: cạnh chung

    ⇒ ΔBEA = ΔBED (c.g.c)

    c) Xét ΔBHF và ΔBHC có:

              ∠BHF = ∠BHC = $90^{o}$

               BH: cạnh chung

               ∠FBH = ∠CBH (BH là tia p/g của ∠B)

    ⇒ ΔBHF = ΔBHC (g.c.g)

    d) Ta có: ΔBHF = ΔBHC (theo c)

    ⇒ BF = BC (2 cạnh tương ứng)

    Xét ΔBAC và ΔBDF có:

            BC = BF (cmt)

            BA = BD (gt)

            ∠B: góc chung

    ⇒ ΔBAC = ΔBDF (c.g.c)

    Bình luận

Viết một bình luận