Bài 1: Cho biết phản ứng hoá hợp với phản ứng phân huỷ có đặc điểm nào giống nhau? Lấy ví dụ ? .
Bài 2: Từ các đơn chất sau: C,S, Na, Ca, P, Al, O2 và các điều kiện, dụng cụ đầy đủ.Hãy điều chế 3 oxit axit ? Đọc tên các oxit axit trên?
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm trong bình đựng khí oxi (ở đktc).
a.Tính thể tích ôxi cần dùng .
b.Tính khối lượng nhôm oxit sinh ra theo 2 cách . ( O = 16, Al = 27 )
Bài 1 : Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy đều là Phản ứng hóa học
Ví dụ :
(*) Phản ứng hóa hợp :
C + O2 –t°–> CO2
(*) Phản ứng phân hủy :
CaCO3 –t°–> CaO + CO2
Bài 2 :
(*) C + O2 –t°–> CO2 ( Cacbon đioxit)
(*) S + O2 –t°–> SO2 (Lưu huỳnh đioxit)
(*) 4P + 5O2 –t°–> 2P2O5 (Điphotpho pentaoxit)
Bài 3 :
nAl = 5,4/27 = 0,2 (mol)
PTPƯ : 4Al + 3O2 –t°–> 2Al2O3
4 3 2
0,2 0,15 0,1 (mol)
a.) VO2 (đktc) = 0,15 . 22,4 = 3,36 (lít)
b.)
(*) Cách 1 :
mAl2O3 = 0,1 . 102 = 10,2 (g)
(*) Cách 2 :
mO2 = 0,15 . 32 = 4,8 (g)
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mAl + mO2 = mAl2O3
Hay
mAl2O3 = 5,4 + 4,8 = 10,2 (g)