Bài 1: Cho tam giác đều ABC. Điểm M ở miền trong của tam giác sao cho MA = 1 cm, CM = 2 cm, BM là độ dài cạnh hình vuông diện tích là 3 cm². Lấy D thu

Bài 1: Cho tam giác đều ABC. Điểm M ở miền trong của tam giác sao cho MA = 1 cm, CM = 2 cm, BM là độ dài cạnh hình vuông diện tích là 3 cm². Lấy D thuộc mặt phẳng bờ BC không chứa A sao cho tam giác CMD đều.
a) Chứng minh rằng: ΔCAM = ΔCBD.
b) Chứng minh rằng: ΔMBD là tam giác vuông.
c) Tính góc BMC, góc AMB. Suy ra A, M, D thẳng hàng.
d) Tìm diện tích hình vuông có cạnh BC.

0 bình luận về “Bài 1: Cho tam giác đều ABC. Điểm M ở miền trong của tam giác sao cho MA = 1 cm, CM = 2 cm, BM là độ dài cạnh hình vuông diện tích là 3 cm². Lấy D thu”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a) 

    – Xét ΔCAM và ΔCBD ta có:

    +) AC = BC (ΔABC đều)

    +)  ∠ACM + ∠MCB = 60º, ∠BCD + ∠MCB = 60º nên suy ra ∠ACM = ∠BCD

    +) MC = DC (ΔMCD đều)

    => ΔCAM = ΔCBD (c.g.c) (đpcm)

    b) 

    – Theo câu a, ΔCAM = ΔCBD (c.g.c)

    => BD = AM = 1 (cm) (Hai cạnh tương ứng)

    => ∠AMC = ∠BDC (Hai góc tương ứng) (1)

    – Xét ΔBDM ta có:

    AM = 1 cm,

    BM là cạnh của hình vuông có diện tích bằng 3 cm². Nên suy ra: BM = √3 (cm).

    MD = MC = 2 cm (ΔMCD đều).

    Ta có: BM² + BD² = 1 + (√3)² = MD²

    – Theo định lý Pi-ta-go đảo, suy ra: ΔBDM là tam giác vuông tại B (đpcm).

    c) 

    – Theo câu b ta có: ΔBDM là tam giác vuông tại B, mà BD = 1 cm, DM = 2 cm,

    => DM = 2BD nên suy ra: ∠BMD = 30º, mà ΔMCD là tam giác đều nên ∠CMD = 60º,

    =>  ∠BMC = 30º + 60º = 90º.

    – Ta có: ∠BMD  + ∠BDM = 90º

    => ∠BDM = 90º – 30º = 60º, mà ΔMCD là tam giác đều nên ∠MDC = 60º,

    => ∠BDC = ∠BDM + ∠MDC = 60º + 60º = 120º.

    Từ (1) suy ra: ∠AMC = ∠BDC = 120º.

    => ∠AMB = 360º – (∠AMC + ∠BMC) = 360º – (120º + 90º) = 150º.

    – Ta có: ∠AMD = ∠AMC + ∠DMC = 120º + 60º = 180º

    => Hai tia MA và MD là hai tia đối nhau

    => 3 điểm A, M, D thẳng hàng.

    d) 

    Theo câu c, ta có: ∠BMC = 90º nên suy ra: ΔBMC là tam giác vuông tại B.

    => BC² = BM² + MC² = 3 + 4 = 7.

    =>Diện tích hình vuông có cạnh BC là S = BC² =7(cm)

    Chúc bạn học tập tốt nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Bình luận
  2. Đáp án:

     Mik chỉ làm đc câu avà b thoi nhé

    Giải thích các bước giải:

    a) 

    – Xét ΔCAM và ΔCBD ta có:

    +) AC = BC (ΔABC đều)

    +)  ∠ACM + ∠MCB = 60º, ∠BCD + ∠MCB = 60º nên suy ra ∠ACM = ∠BCD

    +) MC = DC (ΔMCD đều)

    => ΔCAM = ΔCBD (c.g.c) (đpcm)

    b) 

    – Theo câu a, ΔCAM = ΔCBD (c.g.c)

    => BD = AM = 1 (cm) (Hai cạnh tương ứng)

    => ∠AMC = ∠BDC (Hai góc tương ứng) (1)

    – Xét ΔBDM ta có:

    AM = 1 cm,

    BM là cạnh của hình vuông có diện tích bằng 3 cm². Nên suy ra: BM = √3 (cm).

    MD = MC = 2 cm (ΔMCD đều).

    Ta có: BM² + BD² = 1 + (√3)² = MD²

    – Theo định lý Pi-ta-go đảo, suy ra: ΔBDM là tam giác vuông tại B (đpcm).

    Bình luận

Viết một bình luận