Bài 1 có mấy cách để giải nghĩa của từ đó là những cách nào . mỗi cách lấy ví dụ minh họa Bài 2 hãy tìm các nghĩa của các từ a chân b mắt c mũi D lá 3

Bài 1 có mấy cách để giải nghĩa của từ đó là những cách nào . mỗi cách lấy ví dụ minh họa
Bài 2 hãy tìm các nghĩa của các từ
a chân
b mắt
c mũi
D lá
3 a hãy trình bày :
ý nghĩa của sơn tinh thủy tinh
Ý nghĩa truyện thánh gióng
4 trong truyện Thạch sanh Thạch sanh đã trải qua những thử thách nào nêu ý nghĩa của các thử thách đó

0 bình luận về “Bài 1 có mấy cách để giải nghĩa của từ đó là những cách nào . mỗi cách lấy ví dụ minh họa Bài 2 hãy tìm các nghĩa của các từ a chân b mắt c mũi D lá 3”

  1. bài 1:

         Có 2 các giải nghãi của từ:

    Đó là cách:

    Cách 1: TRình bày khái niệm mà từu biểu thị

    Cách 2: Dùng từu đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để giải thích

    VD minh họa: Cách 1:

    Từ nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa

    Cách 2: Ngạc nhiên: Chỉ trạng thái kinh ngạc, giật mình bất ngờ trc sự việc nào đó.

    Bài 2: Từ chân:

        Là bộ phận ttreen cơ thể ng

    Từ mắt:

      Là một bộ phận, gúp con ng có thể nhìn

    Từ mũi:

      là một bộ phận, giúp con ng có thể ngửi

    Từ lá:

       Là bộ phận của cây, giúp cây quang hợp và tạo cho cây một sắc thái.

    Câu 3:

          Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

      → Gải thích hiện tương mưa lũ ở nước ta. Ca ngợi tinh thần phòng chống thiên tai của nhân dân ta

    Ý nghĩa của truyện Thánh Gióng:

    → Ca ngợi người anh hùng giống, ca ngợi tấm lòng quyết tâm, đoàn kết của nhân dân ta!

    Câu 4: Nhưng thử thách mà Thạch Sanh trải qua

       – Bị Lí Thông lừa, đi nộp mạng cho chằng tinh và chàng đã giết chàng tinh

    Ý nghĩa:

    ⇒ ca ngợi lên sức mạnh của Thạch Sanh

    – Cứu đc công chúa và con vua Thủy Tề

    Ý nghĩa

      ⇒ Ca ngợi tấm lòng dũng cảm, không ngại gian khó giúp đỡ Lí Thông của Thạch Sanh

    – Thạch Sanh bị vu oan. bị bắt hạ ngục. Giúp công chúa khỏe lại, Vạch trần mẹ con Lí thông

    Ý nghĩa

    ⇒ Ca ngợi lên tấm lòng kiên cường, bất khuất của Thạch Sanh

    – Đấu với quân lính 18 nước chưa hầu

    Ý nghĩa:

    ⇒Ca ngợi lên công lao của Thạch Sanh

                    ······················The End··············∵

    @Sư Tử Hà Đông∵! Chúc bn hok tốt!

    Bình luận
  2. Bài 2: Hãy tìm các nghĩa của các từ

    a, chân: là bộ phận trên cơ thể người

    b, mắt: Là một bộ phận trên cơ thể, gúp con người có thể nhìn

    c, mũi: Là một bộ phận trên cơ thể, giúp con người có thể ngửi

    d, lá: Là bộ phận của cây, giúp cây quang hợp và tạo cho cây một sắc thái.

    Bài 3:

    a, Hãy trình bày :

    * Ý nghĩa của sơn tinh thủy tinh.

    Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho nàng một đức lang quân tài giỏi, xuất chúng. Ngày kén rể được diễn ra, trên khắp cả nước có rất nhiều chàng trai trẻ đến tham dự, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Hai người đều có diện mạo và tài năng xuất chúng, khó phân cao thấp.

    Sơn Tinh chàng tới từ Tản Viên, là chúa chốn non cao, chàng có tài dời non lấp bể, dựng xây đồi núi. Thủy Tinh là vua vùng nước thẳm có tài hô mưa gọi gió dâng nước gây sóng to gió lớn. Đứng trước hai gương mặt sáng giá nhất cho vị trí phò mã, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai, sau khi bàn bạc, cân nhắc cùng chúng đại thân, nhà vua đã đưa ra lời thách cưới cùng với những lễ vật hiếm lạ trong nhân gian: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng. Nếu ai có thể mang lễ vật đến trước sẽ được nhà vua gả Mị Nương cho. 

    Nhận lời thách cưới, Sơn Tinh và Thủy Tinh ra về, sáng sớm hôm sau Sơn Tinh là người mang lễ vật đến trước, vua Hùng vô cùng hài lòng nên đã gả con gái cho chàng. Thủy Tinh mang lễ vật đến sau, không lấy được vợ nên đã đùng đùng nổi giận hô mưa gọi gió chặn đánh Thủy Tinh hòng giành lại Mị Nương khiến cả một vùng rộng lớn ngập trong biển nước. Trước sự hung bạo của Thủy Tinh, Sơn Tinh đã bốc từng quả núi, dời từng quả đồi để ngăn chặn, Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh dùng phép dâng núi chặn nước cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao tranh suốt mấy ngày đêm đều không phân thắng bại, cuối cùng Sơn Tinh nhờ sự giúp đỡ của nhân dân đã  đánh bại quân Thủy Tinh. Thủy Tinh thua trận rút quân về.

    Thủy tinh thua trận không can tâm hắn vẫn nuôi ý định trả thù và cứ tháng 7 tháng 8 hàng năm Thủy Tinh đem quân đến Sơn tinh gây giông bão khắp nơi. 

    Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh được sáng tạo nên nhằm giải thích cho hiện tượng lũ lụt, thiên tài vẫn xảy ra hàng năm ở châu thổ sông Hồng miền Bắc nước ta gây thiệt hại nhiều về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, canh tác. Sâu sắc hơn, thông qua câu chuyện này, nhân dân ta đã khéo léo thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào công cuộc trị thủy của nhân dân ta. Trước thiên tai bất thường, con người Việt Nam kiên quyết không đầu hàng mà đoàn kết cùng nhau chống lại, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Nhân vật Sơn Tinh chính là biểu tượng cho khát vọng và sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc trị thủy ấy.

    Hàng năm lũ lụt vẫn xảy ra nhưng với sự đoàn kết một lòng, nhân dân ta vẫn có thể áp chế được thiên tai, bảo vệ mùa màng, cuộc sống.

    Như vậy, có thể thấy truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh không chỉ đơn thuần là câu chuyện dân gian về việc vua Hùng kén rể mà còn được nhân dân ta gửi gắm rất nhiều bài học sâu sắc về công cuộc trị thủy, về sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người Việt Nam ta.

    * Ý nghĩa truyện thánh gióng.

    1. Hai vợ chồng ông lão mong mỏi có một đứa con và sau đó bà lão thụ thai.

    2. Bà lão ra đồng thấy một vết chân to, đặt chân lên ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Đứ trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

    3. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé.

    1.Chi tiết này thể hiện quan niệm của nhân dân: Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp.

    2.Chi tiết này nói về sự ra đời kì lạ báo hiệu một con người phi thường.

    3.Chi tiết này thể hiện sự đoàn kết của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.

    Bài 4: Trong truyện Thạch sanh, Thạch sanh đã trải qua những thử thách nào nêu ý nghĩa của các thử thách đó

    – Thạch Sanh bị lừa đi canh miếu thần.
    ⇒ Đánh nhau với chằn tinh
    – Thạch cứu công chúa , con trai vua thủy tề khỏi đại bàng
    ⇒ Đánh nhau và diệt đại bàng .
    – Bị hiểu lầm , nhốt trg ngục 
    ⇒ Nhờ tiếng đàn mà dc giài oan
    – 18 Nước chư hầu qua xâm chiếm
    ⇒ Đánh đàn làm quân nể phục và mời ăn cơm trg niêu cơm thần .

    Bình luận

Viết một bình luận