Bài 1:DM quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than, đem xác DC đến chôn vào một vùng cỏ um tùm đắp thành nấm mồ to, đứng lặng hồi lâu nghĩ về .bài học đườ

By aihong

Bài 1:DM quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than, đem xác DC đến chôn vào
một vùng cỏ um tùm đắp thành nấm mồ to, đứng lặng hồi lâu nghĩ về .bài học
đường đời đầu tiên.
Viết đoạn văn miêu tả cụ thể cảnh trên
Bài 2: Đọc đoạn: “Tôi đi đứng…thiên hạ rồi.”
– Trong đoạn văn, Dế Mèn giới thiệu những gì về bản thân?
– Các từ: cà khịa, quát, đá , ghẹo thuộc từ loại nào em đã học? Hãy thử thay thế
một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về
cách dùng từ của tác giả?
– Qua những chi tiết trên chứng tỏ Dế Mèn  có tính cách như thế nào?
(3). Tìm phó từ trong hai đoạn văn? Đặt câu có sử dụng phó từ. Cho biết loại
phó từ trong câu mà em vừa đặt.
Bài 3: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì
sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh,
dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì
rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển
Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối […].
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá
nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu
sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên
bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.”
Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Phân tích tác dụng của
phép so sánh?
Bài 4: Liệt kê những từ miêu tả màu sắc của rừng đước trong văn bản “ Sông
nước Cà Mau”, nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó?
Bài 5: Hình ảnh những cây cổ thu trong văn bản “ Vượt thác” của Võ Quảng
được miêu tả trước khi vượt qua thác dữ và sau khi vượt thác dữ có gì giống và
khác nhau, ý nghĩa của những hình ảnh đó?
Bài 6: Hình ảnh Dượng Hương Thư vượt thác được miêu tả như thế nào trong
văn bản “ Vượt thác” của Võ Quảng?
Bài 7: Qua 3 văn bản đã học ở học kì 2, em học tập được gì khi viết bài văn
miêu tả?

0 bình luận về “Bài 1:DM quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than, đem xác DC đến chôn vào một vùng cỏ um tùm đắp thành nấm mồ to, đứng lặng hồi lâu nghĩ về .bài học đườ”

  1. Bài 2 :

    Đọc đoạn : “Tôi đi đứng … thiên hạ rồi .”

    – Trong đoạn văn, Dế Mèn giới thiệu :

    + Đôi càng : mẫm bóng

    + Những cái vuốt : cứng dần và nhọn hoắt

    + Đôi cánh : thành cái áo dài đến tận chấm đuôi 

    + Đầu : to , nổi từng tảng

    + Hai cái răng : đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp máy làm việc

    + Sợi râu : dài và uống cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

    – Các từ : cà khịa , quát, đá , ghẹo thuộc từ loại ” Động từ “

    cà khịa = mỉa mai

    quát = mắng

    đá = đánh 

    ghẹo = trêu

    → Tác giả dùng từ rất hay và độc đáo

    – Qua những chi tiết trên chứng tỏ Dế Mèn có tính cách : kiêu ngạo , hung hăng , ương bướng , tự tin , biết nhận lỗi , coi thường người khác 

    (3) Phó từ : 

    + đã : Quan hệ thời gian

    + lên : Chỉ kết quả và hướng

    + ra : Chỉ kết quả và hướng

    + lắm : Chỉ mức độ

    + trong : Chỉ kết quả và hướng

    + không : Chỉ khả năng 

    + Có thể : Chỉ khả năng 

    Đặt câu :

    + Trời vẫn còn rét : Sự tiếp diễn tương tự

    Bài 3 :

    – PSS :

    + Sông ngòi , kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện

    + Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

    + Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

    + Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước

    + Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận

    – Tác dụng :

    + Làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt 

    + Giúp cho việc miêu tả sự vật cụ thể sinh động hơn , giúp cho người đọc hình dung ra cảnh dòng sông Năm Căn

    Bài 6 :

    – Hình ảnh Dượng Hương Thư vượt thác được miêu tả

    + Dượng Hương Thư như pho tượng đồng đúc 

    + Các bắp thịt cuồn cuộn

    + Hai hàm răng cắn chặt

    + Quai hàm bạnh ra

    + Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

    → Tác giả miêu tả rất chính xác , sử dụng biện pháp tu từ rất giàu ý nghĩa , hay và độc đáo

               * CÒN CÓ VÀI CÂU MÈO KHÔNG GIẢI ĐƯỢC CHO XIN LỖI NHÉ *

                                                    @Mèo 

                       Chúc bạn học tốt ! Cho xin hay nhất ạ !!!

    Trả lời

Viết một bình luận