Bài 1 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : ” Ta nghe hè dây bên lòng Mà chân muốn đập tan phòng hè oi Ngột làm sao chết bất thôi Khi con tu hủ ngoà

By Bella

Bài 1 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : ” Ta nghe hè dây bên lòng Mà chân muốn đập tan phòng hè oi Ngột làm sao chết bất thôi Khi con tu hủ ngoài trời cứ kêu ” b ) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ trong 4 câu thơ cuối

0 bình luận về “Bài 1 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : ” Ta nghe hè dây bên lòng Mà chân muốn đập tan phòng hè oi Ngột làm sao chết bất thôi Khi con tu hủ ngoà”

  1. Bài làm :

                                                       “Ta nghe hè dậy bên lòng
                                                       Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!
                                                       Ngột làm sao, chết uất thôi
                                                       Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

           Bốn câu thơ cuối trong bài “Khi con tu hú” có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã “dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: “muốn đạp tan phòng” xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ “Ngột làm sao, chết uất thôi” như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú “gọi bầy”, khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ”ngoài trời cứ kêu”. Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu. Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi… Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.

    Trả lời

Viết một bình luận