Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi

Bài 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm và xác định nội dung chính của đoạn văn
trên?
c. Trong đoạn văn tác giả sử dụng hình ảnh nào để diễn tả sức mạnh tinh thần
yêu nước? Nêu ý nghĩa của cách sử dụng hình ảnh đó?
d. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) chứng minh rằng “ Dân ta có
một lòng nồng nàn yêu nước”
Bài 2: Chỉ ra biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng và lối chơi chữ trong các
câu sau:
a. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
b. Bò lang chạy vào làng Bo
c. Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít
Trầu cả khay, răng lại gọi trầu không
d. Cha chài, mẹ lưới, con câu
Chàng rể đi tát, con dâu đi mò

0 bình luận về “Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi”

  1. Bài Làm : 

     Bài 1 : 

    a, – Đoạn văn trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 

        – Tác giả : Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

    b, – Câu văn nêu luận điểm : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” 

        – Nội dung chính : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước trong khí phách tinh thần người dân Việt Nam. Khẳng định truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam cũng như niềm tự hào về truyền thống đó. Những khó khăn hay gian nan, nạn khổ nhân dân ta đều có thể vượt qua một cách vô cùng mạnh mẽ. Người dân Việt Nam có tinh thần yêu nước cực kỳ cao.

    c, – Hình ảnh diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước : “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 

       – Ý nghĩa : Cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta dâng cao khi Tổ quốc bị xâm lăng và lướt qua mọi nguy hiểm và khó khăn để nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 

    d, Đoạn văn ngắn chứng minh rằng “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

      Tinh thần yêu nước quả cảm của nhân dân ta luôn được dâng cao trong mọi hoàn cảnh. Nó cũng là một chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách. Do vậy mà chưa có gian nan, khó khăn nào có thể cản bước được người dân Việt Nam. Những trận chiến hào hùng trong lịch sử đã phần nào khẳng định được tinh thần yêu nước vô cùng quý giá của người dân Việt Nam. Đánh bay quân xâm lược, đập tan kẻ thù và nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước. Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất định đấu tranh giải phóng dân tộc. Rất nhiều tấm gương anh dũng, quả cảm đứng lên để dẫn dắt nhân dân ta đánh bại kẻ thù như Quang Trung, Lê Lợi, Hay Bà Trưng, Bà Triệu hay Trần Hưng Đạo,… Họ đều là những người đã thể hiện rõ khát vọng của người Việt Nam là dành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Không bao giờ để quân địch có thể bước chân lên nền đất nước ta thêm lần nào nữa. Tinh thần yêu nước ấy của người xưa cũng là nguồn cảm hững vô cùng to lớn cho nhân dân ta thế hệ bây giờ. 

      Câu 2 : 

    a, Biện pháp tu từ chơi chữ : Sử dụng từ đồng nghĩa và trừ trái nghĩa “non – núi” + “non – già” 

    Bình luận

Viết một bình luận