Bài 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo 1 nghĩa khác. Tôi ở nhà

Bài 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo 1 nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã tở rên giường, đàu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sỏng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh 1 cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cai chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu.
Câu 1: Đoạn văn trên đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết như vậy?
Câu 2: Tại soa tác giả nói: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”?
Câu 3: Hãy giải thích ý nghĩa cái chết của lão Hạc.
Bài 2: Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? Từ đó hãy nói lên suy nghĩ của em về sô phận người nông dân Việt Nam thời kì trước CM tháng 8 năm 1945.
Bài 3: Nếu phải phân tích vẻ đẹp tâm hồn Lão Hạc em sẽ nêu những phẩm chất đáng quý nào? Hãy chọn một phẩm chất để triển khai thành đoạn văn T-P-H khoảng 7-9 câ

0 bình luận về “Bài 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau: Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo 1 nghĩa khác. Tôi ở nhà”

  1. Câu 1 

    Đoạn văn trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp biểu cảm miêu tả

    + Tự sự : lời kể của ông giáo về cái chết của lão Hạc

    + Biểu cảm : đoạn văn bộc lộ niềm thương xót , đồng cảm với cái chết của lão Hạc

    + Miêu tả : ” những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc ”, ”mải mốt chạy sang”, ”mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà”, ”xồng xộc chạy vào”, ”vật vã tở rên giường, đàu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sỏng sọc”, ”tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh 1 cái, nảy lên”, ”hai người đàn ông lực lưỡng”

    Câu 2

    Tác giả nói: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” vì nghe nói lão Hạc xin bả chó của Binh Tư để bẫy một con chó hay vào vườn nhà lão , ông giáo nghĩ lão đã biến chất, tính cách bị tha hóa bởi nghèo đói nhưng khi biết lão xin bả chó để ăn , để tìm đến cái chết giải thoát khỏi cái xã hội dơ bẩn này ông giáo đã rất vui, vui vì lão vẫn giữ được những phẩm chất đẹp đẽ , nhưng buồn thay để giữ được phẩm chất đẹp đẽ này lão đã phải chết.

    Câu 3

    Ý nghĩa cái chết của lão Hạc

    + Lên án xã hội phong kiến Pháp thuộc thối nát, không để người lương thiện còn con đường sống

    + Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ , trong sạch của người nông dân

    => Bày tỏ niềm đồng cảm thương xot và trân trọng với người nông dân

    Bài 2

    Cái chết của Lão Hạc là một cái chết đầy đau đớn và day dứt , gây ám ảnh nơi người đọc bao thế hệ. Cuộc đời lão khổ như vậy mà đến lúc chết cũng không được yên , vật vã , quằn quại , đày đau đớn . Cái chết ấy là niềm day dứt , ân hận vì lão đã bán cậu Vàng . Cái chết ấy bừng sáng lên vẻ đẹp phẩm chất cao quý, trong sáng của lão . Cái chết ấy lên án một xã hooin phong kiến thối nát , tàn nhẫn . Cái chết ấy là một sự ra đi thanh thản..

    => Số phận người nông dân Việt Nam thời kì trước CM tháng 8 năm 1945 là những số phận đáng thương , bất hạnh , nhỏ bé , không có tiếng nói. Họ chỉ biết đến hôm nay , không thể dự đoán trước được ngày mai sẽ ra sao , ngồi yên chờ đợi bất hạnh đổ ập đến , cam chịu trước nó.

    Bài 3

    Nếu phải phân tích vẻ đẹp tâm hồn Lão Hạc em sẽ nêu những phẩm chất đáng quý:

    + yêu thương con

    + sống nhân nghĩa giàu tình cảm

    + lòng tự trọng cao

    => Lão Hạc là một người sống rất giàu lòng tự trọng . Cái nghèo , cái đói bủa vây bản thân , chỉ có thể dựa vào củ khoai củ sắn để qua ngày , vậy mà ông giáo ngỏ ý muốn giúp đỡ , lão lại tỏ ra khó chịu, xa lánh ông giáo . Lòng tự trọng không cho phép lão ăn không, ăn bám ông giáo , lòng tự trọng không cho phép lão dựa dẫm , làm phiền ông giáo . Và một lần nữa lòng tự trọng ấy được thể hiện qua cái chết của lão. Cái chết là niềm day dứt án hận vì bán cậu Vàng , thể hiện lòng tự trọng của lão : lão lừa con chó chết thì giờ lão trả nó bằng đời lão , vi với lão một người có lòng tự trọng không bao giờ đi lừa một con chó cả. Chỉ một phẩm chất nho nhỏ thôi cũng đủ tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn trong sáng , cao cả của lão. Lão chính là biểu tượng cho phẩm chất người nông dân trong thời phong kiến Pháp thuộc hồi ấy.

    Bình luận

Viết một bình luận